Xét nghiệm máu là một phương pháp chẩn đoán rất phổ biến và thường do các bác sĩ chỉ định khi khám sức khỏe định kỳ hoặc trong điều trị bệnh. Căn cứ các chỉ số thu được qua xét nghiệm mà bác sĩ và các chuyên gia có thể chẩn đoán căn bệnh, theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương thức điều trị. Bài viết “Xét nghiệm máu là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu” sẽ giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật này và cách đọc chỉ số xét nghiệm máu.
Mục Lục
- Xét nghiệm máu là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm máu là gì?
- Có mấy loại xét nghiệm máu?
- Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu.
- Cách đọc chỉ số Glucose.
- Cách đọc chỉ số men gan.
- Cách đọc chỉ số mỡ máu.
- Cách đọc chỉ số Gamma Glutamyl Transferase.
- Cách đọc chỉ số Ure máu.
- Cách đọc chỉ số Creatinin.
- Cách đọc chỉ số Acid Uric.
- Cách đọc chỉ số bạch cầu trong máu.
- Cách đọc chỉ số hồng cầu trong máu.
- Cách đọc chỉ số huyết sắc tố.
- Cách đọc chỉ số tiểu cầu trong máu.
Xét nghiệm máu là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, là một loại xét nghiệm thực hiện trên các mẫu máu đã lấy vào các ống chống đông khác nhau tùy theo mục đích xét nghiệm. Mẫu máu sẽ được tiến hành phân tích: đo hàm lượng các chất có trong máu hoặc dựa trên các loại tế bào máu nhằm kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh, hoặc tìm hiểu tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể trong máu hoặc sàng lọc ung thư sớm nhờ các dấu hiệu hoặc dùng đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Đối với PlansbyAnh, kết quả xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá hiệu quả của phương pháp Cân Bằng Chuyển Hóa dành cho người gầy cần tăng cân, tăng cơ cũng như người thừa cân, béo bụng muốn giảm mỡ.
Cùng tìm hiểu xem phương pháp cải thiện sức khỏe, vóc dáng dựa trên dinh dưỡng khoa học nhờ Cân Bằng Chuyển Hóa là gì và có khoa học hay không?
Có mấy loại xét nghiệm máu?
Có 02 loại xét nghiệm máu, bao gồm: (1) Xét nghiệm máu tổng quát và; (2) Xét nghiệm sinh hóa máu.
Xét nghiệm máu tổng quát là gì?
Xét nghiệm máu tổng quát còn được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần (Complete Blood Count – CBC) hay tổng phân tích tế bào máu là loại xét nghiệm máu phổ biến nhất thường được yêu cầu trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm một nhóm các xét nghiệm như đo lường và đánh giá tế bào hồng cầu (RBCs), bạch cầu (WBCs) và tiểu cầu (PLT). Kỹ thuật xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp xác định tình trạng sức khỏe chung, phát hiện các bệnh liên quan đến máu, chẩn đoán theo dõi và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, còn cho biết người đó có bị thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu,… hay không.
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là huyết tương hoặc huyết thanh. Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, mỡ máu, nồng độ acid uric, tình trạng thiếu máu thiếu sắt… Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có thể dùng để đánh giá tình trạng, chức năng của các cơ quan tim, gan, thận, xương, khớp,… Người được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa máu thường phải nhịn ăn trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác.
Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu.
Cách đọc chỉ số Glucose.
Glucose là nguồn năng lượng chính được chuyển hóa từ các loại thực phẩm để nuôi cơ thể, và chỉ số Glucose giúp đánh giá lượng đường có trong máu. Chỉ số Glucose bình thường nằm trong khoảng từ 4,1 – 6,1 mmol/l. Trường hợp vượt quá khoảng này thì có thể người đó đang bị giảm hay tăng đường huyết, nếu chỉ số vượt càng cao thì càng nguy hiểm cho người bệnh. Tùy theo từng thời điểm mà trong máu của con người luôn có lượng Glucose nhất định nhằm đảm bảo năng lượng cho các hoạt động thường ngày:
- Trước bữa ăn: Mức Glucose từ 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l).
- Sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Mức Glucose dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).
- Trước khi đi ngủ: Mức Glucose từ 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l).
Cách đọc chỉ số men gan.
Trong cơ thể con người có 04 loại men gan, bao gồm: Alanine Transaminase (ALT), Phosphatase kiềm (ALP), Aspartate Transaminase (AST) và Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT). Trong đó, có 02 loại men có trong tế bào gan là ALT và AST. Còn 02 loại còn lại là men ALP có trong màng tế bào gan, và men GGT có trong thành tế bào ống mật. Men gan bình thường sẽ có các chỉ số như sau:
- ALT: 20 – 40 UI/L.
- AST: 20 – 40 UI/L.
- ALP: 30 – 110 UI/L.
- GGT: 20 – 40UI/L.
Nếu các chỉ số này tăng cao hơn mức bình thường thì gọi là men gan cao. Nguyên nhân men gan tăng cao là do tình trạng tế bào gan bị tổn thương bởi virus, bia rượu, tác động của thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc hạ mỡ máu,…
Cách đọc chỉ số mỡ máu.
Tiêu chuẩn xét nghiệm mỡ máu sẽ bao gồm 04 chỉ số là: TC (Cholesterol toàn phần), TG (Triglyceride), LDL (Low-Density Lipoprotein), và HDL (High-Density Lipoprotein). Trong đó Cholesterol toàn phần = LDL Cholesterol + HDL Cholesterol + 20% Triglyceride.
- TC – Cholesterol toàn phần: <5.17 mmol/L đối với người lớn trên 20 tuổi.
- LDL – Low-Density Lipoprotein: <2.58 mmol/L đối với người lớn trên 20 tuổi. Nếu từ 3.36-4.11 mmol/L được xem là ngưỡng cận cao, còn từ 4.14-4.89 mmol/L là ngưỡng cao, và > 4.91 mmol/L là ngưỡng rất cao.
- HDL – High-Density Lipoprotein: Được xem là mỡ tốt nên khuyến cáo đối với nữ giới là <1.29 mmol/L và nam giới là <1.03 mmol/L.
- TG – Triglyceride: <1.7 mmol/L đối với người lớn trên 20 tuổi. Nếu từ 1.7-2.25 mmol/L được xem là ngưỡng cận cao, còn từ 2.26-5.64 mmol/L là ngưỡng cao, và >5.65 mmol/L là ngưỡng rất cao.
Nếu các chỉ số mỡ máu vượt quá khoảng trên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của người bệnh. Cụ thể chỉ số Cholesterol và LDL-Choles (mỡ xấu) tăng cao sẽ gọi là cao huyết áp từ đó xảy ra nguy cơ tai biến, đột quỵ rất lớn. Ngược lại, nếu chỉ số HDL-Choles (mỡ tốt) tăng cao lại là tín hiệu tốt, giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ bị xơ vữa, tắc mạch quản cũng như tai biến. Trường hợp bạn muốn tìm phương pháp giảm mỡ khoa học thì cũng cần dựa trên các chỉ số này để đánh giá hiệu quả chứ không phải là số trọng lượng thể hiện trên bàn cân.
Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!
Cách đọc chỉ số Gamma Glutamyl Transferase.
Gamma Glutamyl Transferase (GGT) là enzyme quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ở gan, giúp xét nghiệm chức năng gan và thường thực hiện cùng với SGPT và SGOT. Chỉ số GGT bình thường nằm trong khoảng dưới 60 UI/L, cụ thể với nữ giới chỉ số này từ 11 – 50 UI/L, còn ở nam giới chỉ số GGT rơi vào khoảng 7- 32 UI/L. Trường hợp gan buộc phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến chức năng lọc thải độc suy yếu thì chỉ số này sẽ tăng cao, nếu kéo dài có thể xảy ra suy gan.
Cách đọc chỉ số Ure máu.
Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm (Protein) bên trong cơ thể, sau đó được đào thải ra ngoài qua thận. Xét nghiệm Ure máu hay xét nghiệm BUN – Blood Urea Nitrogen thực chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Urea Nitrogen có trong máu. Thông thường, chỉ số ure máu ở mức là 2.5 – 7.5 mmol/l, nếu tiến hành xét nghiệm Ure máu cho thấy định lượng Ure trong máu cao hơn bình thường thì nghĩa là thận đang hoạt động không đúng và cơ thể đang gặp vấn đề, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng suy thận.
Cách đọc chỉ số Creatinin.
Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong cơ bắp, sau đó được đào thải qua thận. Creatin có vai trò quan trọng giúp sinh ra năng lượng cho các cơ bắp hoạt động, khi creatin bị thoái dáng trong các cơ thì tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Trường hợp khi chúng không được cơ thể tái hấp thu ở ống thận thì sẽ phản ảnh chính xác chức năng lọc của thận, nếu nồng độ creatinin tăng cao nghĩa là đã xảy ra rối loạn chức năng thận. Giới hạn bình thường của nữ giới là từ 44 – 97 µmol/l, và nam giới là từ 53 – 106 µmol/l.
Cách đọc chỉ số Acid Uric.
Acid Uric là chất hữu cơ được sinh ra trong quá trình chuyển hóa base purin từ các loại thực phẩm và quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể. Khi purin từ thực phẩm vào cơ thể sẽ phản ứng với các enzym đường ruột (chủ yếu là Enzyme Xanthine Oxidase) và giải phóng ra Acid Uric, bên cạnh đó Acid Uric cũng được tổng hợp phần lớn tại gan. Bình thường lượng Acid Uric trong máu được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l đối với nam giới) và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l đối với nữ giới). Khi chỉ số này tăng cao được gọi là tăng acid uric máu, dẫn đến một số căn bệnh liên quan đến thận như suy thận, sỏi thận, đau khớp, béo phì và bệnh gout.
Cách đọc chỉ số bạch cầu trong máu.
Bạch cầu (White Blood Cell – WBC) là thành phần không thể thiếu trong máu của con người, có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể, bởi vậy mà có nhiều hơn một loại bạch cầu trong máu của con người. Tuổi thọ của bạch cầu kéo dài từ 01 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó. Trung bình số lượng bạch cầu trong một thể tích máu là từ 4.0 đến 10.0G/L. Nếu chỉ số bạch cầu tăng cao là dấu hiệu cơ thể bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh liên quan đến bạch cầu,… và ngược lại nếu chỉ số bạch cầu giảm nghĩa là giảm sản hoặc suy tủy, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,…
Cách đọc chỉ số hồng cầu trong máu.
Hồng cầu (Red Blood Cell – RBC) là thành phần chiếm số lượng lớn trong tế bào máu của con người. Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô đến phổi để đào thải, bởi vậy hồng cầu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chỉ số hồng cầu đối với nữ giới là từ 3,9 – 5,03 T/l, nam giới là từ 4,32 – 5,75 T/l. Chỉ số RBC ít hay nhiều hơn so với tiêu chuẩn là dấu hiệu bất thường của cơ thể, nếu hồng cầu trong máu quá cao cảnh báo cơ thể mất nước, bệnh đa hồng cầu, bệnh lý tim mạch,… còn chỉ số hồng cầu thấp có thể là do thiếu máu hoặc bệnh Lupus ban đỏ,…
Cách đọc chỉ số huyết sắc tố.
Huyết sắc tố (Hemoglobin – HgB) là một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu. Chỉ số huyết sắc tố đối với nữ giới là từ 12.5 – 14.2g/dl, còn nam giới là từ 13 – 16g/dl. Khi chỉ số HgB tăng, người bệnh có thể đang bị mất nước hoặc gặp bệnh lý liên quan đến tim, phổi. Chỉ số HgB thấp là đang gặp tình trạng thiếu máu, chảy máu hay phản ứng tan máu.
Cách đọc chỉ số tiểu cầu trong máu.
Tiểu cầu có tuổi thọ tương đối ngắn vào khoảng từ 5 đến 9 ngày và là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu của con người. Tiểu cầu có vai trò quan trọng giúp đông cầm máu, tạo cục máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chữa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch… do đó khi số lượng tiểu cầu bị thiếu hụt, quá trình đông máu không được diễn ra bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết. Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu được tính bằng PLT (Platelet Count), chỉ số tiểu cầu bình thường sẽ nằm trong khoảng 150 – 450 G/l. Chỉ số tiểu cầu quá thấp có thể xảy ra chảy máu, hoặc quá cao sẽ xuất hiện máu đông cản trở lưu thông máu, gây tắc mạch từ đó dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch phổi,…
Qua bài viết “Xét nghiệm máu là gì? Cách đọc chỉ số xét nghiệm máu”, hi vọng giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm máu và cách đọc chỉ số xét nghiệm máu. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), kể từ 18 tuổi trở lên chúng ta nên xét nghiệm máu tổng quát định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm lần nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ngay trong giai đoạn tiềm ẩn.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- PlansbyAnh: Những cam kết trong chương trình chuyển hóa
- Tìm hiểu Protein là gì và vai trò của Protein đối với sức khỏe?
- Tìm hiểu chất xơ là gì và vai trò của chất xơ đối với sức khỏe?
- Tìm hiểu chất béo là gì và vai trò của chất béo đối với sức khỏe?
- Hội Chứng Chuyển Hóa là gì? Có nguy hiểm không?
- PlansbyAnh: Các nguyên tắc giảm mỡ hiệu quả & khoa học