Hiện nay, rối loạn chuyển hóa là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra trên toàn thế giới. Rối loạn chuyển hóa thường liên quan đến tình trạng kháng Insulin, làm cho cơ thể không dung nạp được Glucose và dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Nếu chúng ta không kịp thời quan tâm, không áp dụng các phương pháp Cân Bằng Chuyển Hóa thì lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc cao huyết áp. Bài viết “Cân Bằng Chuyển Hóa là gì? Vì sao cần phải cân bằng chuyển hóa?” sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị để tham khảo.
Mục Lục
Cân Bằng Chuyển Hóa là gì? Vì sao cần phải cân bằng chuyển hóa?
Chuyển hóa là gì?
Chuyển hóa nghĩa là gì? Quá trình chuyển hóa còn được gọi là quá trình trao đổi chất (hoặc biến dưỡng, Metabolism trong tiếng Anh) là tập hợp các biến đổi hóa học nhằm duy trì sự sống trong các tế bào của sinh vật. Quá trình trao đổi chất này có 03 mục đích chính, bao gồm:
- Chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào.
- Biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên protein, lipid, axit nucleic cùng một số carbohydrate
- Quá trình loại bỏ chất thải chuyển hóa.
Rối loạn chuyển hóa nghĩa là gì? Theo định nghĩa về chuyển hóa ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng cơ thể con người luôn luôn có những quá trình “chuyển hóa” của các chất có liên quan đến mọi hoạt động cũng như sức khỏe của con người. Trường hợp bị rối loạn ở một mức độ nhất định thì cơ thể có thể tự cân bằng và điều chỉnh, đến khi không thể tự điều chỉnh được thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng rối loạn chức năng một cách âm thầm, có khi kéo dài hàng nhiều năm, với rất ít biểu hiện ra bên ngoài nên chúng ta thường bỏ qua. Cho đến khi tình trạng trở nên nặng hơn sẽ dẫn đến nhiều rối loạn xảy ra đồng thời, và các chuyên gia gọi đó là Hội Chứng Chuyển Hóa. Lúc này thì người bệnh đứng trước nguy cơ và thách thức thật sự với một nhóm các nguy cơ như là huyết áp cao, mỡ bụng, mức đường huyết và cholesterol cao, làm tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim hoặc đột quỵ… và tất cả đều là bệnh do lối sống gây nên.
Cùng tìm hiểu xem phương pháp cải thiện sức khỏe, vóc dáng dựa trên dinh dưỡng khoa học nhờ Cân Bằng Chuyển Hóa là gì và có khoa học hay không?
Các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa?
Như đã giới thiệu ở phần trên, các chức năng trong cơ thể con người có thể đã bị rối loạn một cách âm thầm và không thể tự điều chỉnh, cho đến thời điểm muộn hơn (nghĩa là nặng hơn) thì mới bắt đầu biểu hiện ra ngoài thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Quá nhiều mỡ bụng: Lượng chất béo dư thừa tích tụ xung quanh ổ bụng và dạ dày sẽ làm tăng kích thước vòng eo. Đối với nữ giới là lớn hơn 89cm và nam giới là lớn hơn 102cm.
- Nồng độ đường huyết lúc đói cao: Từ 100 mg/dL (5,6 mmol/L) hoặc cao hơn.
- Tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp tăng 130/85 mmHg hoặc cao hơn.
- Mức Triglyceride cao: Khoảng 150 miligam mỗi decilit (mg/dL), hoặc 1,7 milimol mỗi lít (mmol/L) chất béo trung tính được tìm thấy trong máu.
- Mức Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) thấp: Nồng độ Cholesterol tốt bị giảm xuống dưới 40 mg/dL (1,04 mmol/L) đối với nam giới và dưới 50 mg/dL (1,3 mmol/L) đối với nữ giới.
Ghi chú: Trong trường hợp có từ 03 dấu hiệu như trên thì chắc chắn là đã mắc Hội Chứng Chuyển Hóa – căn cứ theo quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Để tránh trường hợp “quá muộn” thì chúng ta nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ mỗi 06 tháng/lần, thực hiện các xét nghiệm máu nếu cần thiết. Và trong sinh hoạt hàng ngày phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng sau đây: mệt mỏi, lờ đờ, khát nước, vàng da, vòng eo lớn, sụt cân không rõ nguyên nhân, co giật…
Xét nghiệm máu là một phương pháp chẩn đoán rất phổ biến và thường do các bác sĩ chỉ định khi khám sức khỏe định kỳ hoặc trong điều trị bệnh.
Rối loạn chuyển hóa gây ra bệnh gì?
Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có 1,92 tỷ / 7,5 tỷ người mắc Hội Chứng Chuyển Hóa, đây là một con số lớn khủng khiếp, thực tế chúng ta cũng thường xuyên nhìn thấy những người có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa ở xung quanh nhưng với một thái độ thờ ơ. Ngay cả người bệnh cũng khá chủ quan khi được bác sĩ chẩn đoán rối loạn chuyển hóa, phần lớn đều không biết rằng Hội Chứng Chuyển Hóa là một trong số các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể:
- Rối loạn lipid máu: cụ thể là 03 thành phần như tăng LDL, giảm HDL và tăng Triglyceride gây nguy cơ các bệnh tim mạch cao gấp 1,5 – 3 lần so với người bình thường, nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp cao gấp >2,5 lần so với người bình thường.
- Kháng Insulin: gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 (thường đi kèm với tình trạng tăng Acid Uric, đồng thời làm suy giảm chức năng thận, thúc đẩy tình trạng thoái hóa sụn khớp), bệnh tim mạch.
Ghi chú:
– Các bệnh liên quan đến tim mạch (Heart Disease): Là nhóm bệnh lý sinh ra do sự rối loạn của tim và các mạch máu, bao gồm: các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại vi, thấp tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim… là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Các bệnh liên quan đến kháng Insulin: Kháng Insulin làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, sản sinh các phản ứng viêm, tăng giữ muối dẫn đến tăng huyết áp, và thường đi kèm với các các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, béo phì, hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh gan nhiễm mỡ (không do rượu).
– Các bệnh liên quan đến tăng Acid máu: Suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ không do rượu, rối loạn lipid máu, và đặc biệt là bệnh gout – đây là bệnh thường gặp do rối loạn chuyển hóa purin (dẫn đến tăng Acid Uric máu). Biểu hiện của bệnh gout thường là các cơn đau đột ngột, dữ dội ở khớp, để lâu ngày trở thành bệnh mạn tính, gây biến dạng, mất chức năng khớp, đi kèm với nhiều bệnh lý liên quan như bệnh thận mạn tính, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch,…
Cân Bằng Chuyển Hóa bằng cách nào?
Hội Chứng Chuyển Hóa là tập hợp của một nhóm bệnh được hình thành do lối sống, dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Vì vậy muốn Cân Bằng Chuyển Hóa thì chúng ta cần phải điều chỉnh lối sống, cụ thể như sau:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: hạn chế đường, giảm muối, giảm mỡ bão hoà, tránh thịt đỏ như bò, heo, các loại mỡ từ động vật, nội tạng động vật tối đa, không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu mạnh… Nên sử dụng nhiều thực phẩm tự nhiên, ăn nhiều rau củ quả, tăng cường chất xơ, bổ sung đạm từ cá, thịt trắng nhiều hơn, uống đủ nước…
- Bổ sung dinh dưỡng: Nên phối hợp với các thực phẩm giúp chống oxy hóa, ổn định mỡ máu, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, đạm tốt, mỡ tốt…
- Xây dựng thói vận động: mỗi ngày từ 30 phút – 1 giờ vận động, chọn hình thức tập phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe, lứa tuổi như: đi bộ, đạp xe, chạy, bơi, bóng bàn, quần vợt…
- Nghỉ ngơi, giảm căng thẳng: Ngủ đủ giấc, ít nhất 08 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya. Giảm áp lực công việc, stress bằng đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao, giải trí, ngủ sớm…
Khi người bệnh quan tâm điều trị và đặt mục tiêu giảm được khoảng 7 – 10% trọng lượng cơ thể, đặc biệt là giảm mỡ trong cơ thể như mỡ máu, mỡ nội tạng… thì các triệu chứng sẽ giảm nhẹ dần, và tiếp tục kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh thì có thể khống chế được các căn bệnh.
Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!
Qua nội dung của bài viết “Cân Bằng Chuyển Hóa là gì? Vì sao cần phải cân bằng chuyển hóa?”, PlansbyAnh hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về Hội Chứng Chuyển Hóa, các tác hại và cách phòng tránh những căn bệnh được hình thành bởi lối sống.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!