• Vinhomes Grand Park, Thủ Đức City
  • Thứ Hai - Chủ Nhật: 09:00 - 18:00

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?, PlansbyAnh

Thông thường những người mắc các bệnh không lây nhiễm phải điều trị nghiêm túc trong khoảng thời gian dài, có người còn kéo dài cả đời, thậm chí nếu như không được chăm sóc, kiểm soát tốt sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Hãy cùng PlansbyAnh tìm hiểu về “Bệnh mạn tính không lây gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?” qua nội dung sau.

Bệnh mạn tính không lây gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?

Bệnh mạn tính không lây là gì?

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?, PlansbyAnh

Mạn tính hay mãn tính? Hiện nay có 02 cách viết lắt léo về mặt chữ nghĩa, gây khó hiểu là bệnh mãn tínhbệnh mạn tính. Nhiều người cho rằng dùng mãn tính hay mạn tính đều được nên các bác sĩ và nhà báo chọn viết dựa theo một trong hai cách trên. Tuy nhiên theo Khang Hy tự điển, cụm từ 慢性病 (mànxìngbìng), đọc phiên âm Hán Việt là mạn tính bệnh chứ không phải là mãn tính bệnh. Mạn 慢 có nghĩa là chậm; mạn tính 慢性 mang 02 nghĩa phổ biến là tính kiên nhẫntính chậm chạp. Còn đối với y học, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển chậm, bệnh dần dần nhưng kéo dài khoảng từ 03 tháng đến nhiều hơn 01 năm. Nhìn chung, chúng ta nên thống nhất cách gọi là bệnh mạn tính vì đây là thuật ngữ chính xác, không nên gọi là bệnh mãn tính hay chấp nhận cả hai cách đều đúng.

Như thế nào là bệnh mạn tính không lây? Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) về bệnh không lây nhiễm (Non-Communicable Disease – NCD) là các bệnh không lây từ người sang người. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống cùng người bệnh mà không cần phải lo lắng về nguy cơ bị nhiễm bệnh, cũng không cần sử dụng bất kỳ hình thức bảo hộ nào. Phần lớn các bệnh không lây nhiễm đều được tiến triển âm thầm trong khoảng thời gian vừa dài vừa chậm nên còn gọi là bệnh mạn tính không lây.

Danh sách các bệnh mạn tính không lây?

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?, PlansbyAnh

Sau đây là danh sách các bệnh mạn tính không lây mà chúng ta thường gặp:

  • Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính: Viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn và khí phế thũng…
  • Bệnh xương khớp mạn tính: Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp, …
  • Bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm, sa sút trí tuệ, động kinh, co giật…
  • Bệnh tự miễn: Xơ cứng bì, lupus ban đỏ, vẩy nến…
  • Bệnh tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đau tim, đột quỵ,…
  • Viêm gan mạn tính.
  • Bệnh nội tiết: Béo phì, đái tháo đường…
  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính.
  • Suy thận mạn tính.
  • Ung thư: Ung thư đại trực tràng, ung thư vú…
  • Tiểu đường.
  • Bệnh răng miệng.

Nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính không lây?

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?, PlansbyAnh

Những nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh có lối sống không lành mạnh và duy trì nó trong một khoảng thời gian dài, nên cũng có thể xem đây là những căn bệnh do lối sống mà ra. Cụ thể như:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, mất cân bằng dinh dưỡng (thừa chất, thiếu chất) hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích,… 
  • Kết hợp với sinh hoạt không lành mạnh, chẳng hạn ngồi nhiều, nằm nhiều, hạn chế vận động, thường xuyên căng thẳng, áp lực… 
  • Và do tác động từ môi trường sống như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm thực phẩm…

Ví dụ: Đối với căn bệnh béo phì, bên cạnh nguyên nhân do di truyền, thì chủ yếu là do chế độ ăn có nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh hoặc nước uống có gas,… dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa. Tất nhiên, không phải vì một bữa ăn giàu năng lượng mà người ta bị rối loạn ngay lập tức mà tình trạng dư thừa năng lượng đã diễn ra trong suốt một khoảng thời gian dài. Đồng thời, thừa cân béo phì còn do lười vận động chứ nếu chúng ta ăn nhiều nhưng vận động nhiều tương đương, giúp cân bằng được lượng calories in – calories out thì không thể béo phì được.

Tình trạng mất Cân Bằng Chuyển Hóa lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc cao huyết áp.

Cách phòng tránh các bệnh mạn tính không lây?

Bệnh mạn tính không lây là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?, PlansbyAnh

Bệnh mạn tính không lây mặc dù diễn ra một cách âm thầm nhưng lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, trong đó bao gồm các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư… Bệnh mạn tính không lây có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế, làm giảm các nguy cơ gây bệnh, trong đó dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh là biện pháp chính mang đến hiệu quả và lâu dài. Cụ thể cách phòng tránh các bệnh mạn tính không lây sẽ đơn giản nếu bạn áp dụng những lời khuyên sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống cân bằng.
  • Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục, vận động.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Ngủ sâu, ngủ đủ giấc.
  • Cân bằng lượng đường huyết.
  • Giảm mỡ.
  • Cân bằng huyết áp.
  • Cân bằng mỡ máu: kiểm soát triglyceride, giảm Cholesterol có hại (LDL), tăng Cholesterol có lợi (HDL).

Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!

Qua bài viết “Bệnh mạn tính không lây gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?”, PlansbyAnh hy vọng đã có thể cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn đánh giá đúng về các loại bệnh không lây. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nhận định, hiện nay bệnh mạn tính không lây chính là một thách thức lớn, tạo ra gánh nặng đối với xã hội và ngành Y Tế khắp toàn cầu, do đó cần mỗi người dân xây dựng ý thức trách nhiệm trong việc phòng tránh bệnh cho chính bản thân và gia đình mình.

Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!