Muốn có được nền tảng sức khỏe tốt, chúng ta cần kết hợp giữa một lối sống lành mạnh cùng một chế độ ăn uống khoa học. Bao gồm việc tiêu thụ đầy đủ các nhóm chất như Protein, chất béo, Carbohydrate. Và đặc biệt là nên ưu tiên sử dụng các loại hạt, quả hạch, rau xanh, bởi chúng không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất quý giá, rất giàu chất xơ, Vitamin và các loại chất khoáng, mà còn góp phần cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân. Bạn hãy cùng PlansbyAnh tổng hợp các loại rau xanh cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, qua đó khám phá những lợi ích của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Mục Lục
- Tổng hợp các loại rau xanh cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.
- Tìm hiểu rau xanh là gì?
- Rau xanh thường có những thành phần gì?
- Lợi ích của các loại rau xanh đối với sức khỏe?
- Nhu cầu rau xanh hàng ngày đối với sức khỏe con người?
- Các món ăn phổ biến với rau xanh?
- Cần lưu ý gì khi sử dụng rau xanh?
- Tổng hợp các loại rau xanh tốt cho sức khỏe.
- Rau xà lách.
- Rau bắp cải.
- Rau cải Kale.
- Rau cải thảo.
- Rau cải bó xôi.
- Rau cải ngọt.
- Rau cải thìa.
- Rau cải bẹ xanh.
- Rau cải ngồng.
- Rau cải cúc.
- Rau cải xoong.
- Bông cải xanh.
- Súp lơ trắng.
- Bông Atiso.
- Măng tây.
- Dưa leo.
- Đậu bắp.
- Đậu rồng.
- Đậu đũa.
- Đậu Cove.
- Đậu Hà Lan.
- Khổ qua.
- Mướp.
- Bí xanh.
- Bí ngòi.
- Bầu.
- Hành Baro.
- Hành lá.
- Ớt chuông xanh.
- Rau cần tây.
- Rau diếp cá.
- Rau mồng tơi.
- Rau càng cua.
- Rau dền.
- Rau đay.
- Rau ngót.
- Rau má.
- Rau muống.
- Rau mầm.
Tổng hợp các loại rau xanh cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.
Tìm hiểu rau xanh là gì?
Định nghĩa rau xanh là gì? Rau xanh là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các loại cây, lá và thân có thể ăn sống hoặc nấu chín. Trong tiếng Anh, rau xanh thường được gọi là green vegetables, hoặc đơn giản là greens. Chúng được gọi là “rau xanh” để phân biệt với các loại thực vật có màu sắc khác như củ và quả. Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng, vì thế được nhiều chế độ ăn uống khuyên dùng. Việc chúng ta tiêu thụ đủ lượng rau xanh hàng ngày có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ổn định đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp chất chống oxy hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Các loại rau xanh phổ biến bao gồm rau cải, rau muống, cải bó xôi, bắp cải, xà lách, rau chân vịt và rau diếp cá. Rau xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng thường giàu Vitamin C, Beta-Carotene, Folic Acid và Kali.
Rau xanh thường có những thành phần gì?
Trong rau xanh có những chất dinh dưỡng nào? Rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, bao gồm:
- Rau xanh chứa chất xơ: Rau xanh giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.
- Rau xanh chứa Vitamin: Rau xanh chứa nhiều loại Vitamin quan trọng và cần thiết cho cơ thể như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K và các loại Vitamin nhóm B như Folic Acid (Vitamin B9). Ngoài ra, bên trong rau xanh cũng chứa các loại Vitamin khác như Vitamin E, Vitamin B6, Vitamin B2 và Vitamin B3, tuy nhiên có hàm lượng thấp hơn.
- Rau xanh chứa khoáng chất: Rau xanh cung cấp các khoáng chất như Kali, Canxi, Sắt, Magiê, Kẽm… đóng vai trò quan trọng trong chức năng cơ bắp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ xương. Ngoài ra, một số loại chất khoáng khác cũng có thể được tìm thấy trong rau xanh, như Mangan, Đồng, Phốt Pho, và Selen, nhưng có hàm lượng thấp hơn.
- Rau xanh chứa chất chống oxy hóa: Rau xanh thường chứa các chất chống oxy hóa như Beta-Carotene, Lutein, Zeaxanthin và Quercetin. Những chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại do các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
- Rau xanh chứa nước: Rau xanh chứa một lượng lớn nước, giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
Ngoài ra, bên trong một số loại rau xanh cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như Protein, Carbohydrate và chất béo. Tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng của rau xanh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rau cụ thể và cách chế biến.
Lợi ích của các loại rau xanh đối với sức khỏe?
Tại sao ăn rau lại quan trọng? Rau xanh có lợi gì cho sức khỏe? Các loại rau xanh có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, sau đây là một số lợi ích chính:
- Rau xanh giúp cung cấp chất xơ: Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và bệnh trực tràng.
- Rau xanh giúp cung cấp Vitamin và khoáng chất: Rau xanh chứa nhiều loại Vitamin và khoáng chất quan trọng như Vitamin A, C, K, Folic Acid, Kali, Canxi, Sắt, và Magiê. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong chức năng cơ bắp, xương khớp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và nhiều quá trình sinh hóa khác trong cơ thể.
- Rau xanh giúp cung cấp chất chống oxy hóa: Rau xanh chứa các chất chống oxy hóa như beta-caroten, Lutein, Zeaxanthin và Vitamin C. Những chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại do oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, ung thư và bệnh do lão hóa.
- Rau xanh giúp hỗ trợ giảm cân: Rau xanh thường có hàm lượng calo thấp, nhưng lại giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu hơn và có thể giúp giảm cân hiệu quả.
- Rau xanh giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số loại rau xanh, như rau diếp cá và xà lách, có chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hóa, giúp làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng tim mạch.
- Rau xanh giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: Rau xanh giàu chất xơ và nước, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, duy trì độ ẩm trong ruột, và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Rau xanh giúp hỗ trợ sức khỏe mắt: Các chất chống oxy hóa như Lutein và Zeaxanthin có trong rau xanh như rau bina và rau diếp cá có thể bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và giảm nguy cơ mắc các vấn đề mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Mặc dù rau xanh có thể mang đến nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải tiêu thụ một cách đa dạng các loại rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày.
Nhu cầu rau xanh hàng ngày đối với sức khỏe con người?
Nên ăn bao nhiêu rau xanh mỗi ngày? Nhu cầu rau xanh hàng ngày của mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và trạng thái sức khỏe. Một số tổ chức y tế đã đưa ra các khuyến nghị về việc tiêu thụ rau xanh như sau:
- Khuyến nghị về nhu cầu rau xanh hàng ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): WHO khuyến nghị người trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ ít nhất 400 gram rau xanh và trái cây. Chia ra làm 05 phần, mỗi phần có thể bao gồm khoảng 80 gram, hoặc tương đương với một nắm tay.
- Khuyến nghị về nhu cầu rau xanh hàng ngày của Bộ Y tế Hoa Kỳ (CDC): CDC khuyến nghị người trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ ít nhất 2,5 – 3 chén rau xanh, tương đương 400 – 600 gram các loại rau ăn lá và củ quả.
Khuyến nghị về nhu cầu rau xanh hàng ngày theo các chế độ ăn uống cụ thể: Có một số chương trình ăn uống như “5 A Day” của Mỹ khuyến khích chúng ta tiêu thụ ít nhất 5 phần rau xanh và trái cây mỗi ngày. Hoặc theo nguyên tắc “1/2 đĩa rau xanh”, nguyên tắc này khá đơn giản, vì bạn chỉ cần ăn một nửa đĩa là rau xanh, và nửa đĩa còn lại là các nhóm chất khác.
Các món ăn phổ biến với rau xanh?
Rau xanh dùng để chế biến món gì? Rau xanh thường được sử dụng trong các món luộc, hấp, nấu canh, xào, trộn salad, ép thành nước và nhiều món ăn khác. Sau đây là một số gợi ý:
- Rau muống/Bông cải xanh/Cải thìa luộc, hấp chấm kho quẹt/trứng dầm nước mắm.
- Bông cải xanh/Cải thảo/Rau muống xào với cà rốt, tỏi, hành lá, hành tây.
- Cải bó xôi/Đậu que xào chay, hoặc xào với đậu hũ.
- Salad với các loại Rau sống/Cà chua/Dưa leo/Hành tây/Trái cây với thịt gà, cá, sốt gia vị.
- Măng tây/Đậu bắp/Cải bó xôi nướng với hành tây, ớt chuông, nấm và gia vị.
- Súp rau củ với Cải bó xôi/Cải thảo/Cà rốt/Nấm và hành lá, rau thơm.
- Bánh mì kẹp thịt Gà/Heo quay/Chả cá với Xà lách/Cà chua/Hành tây/Dưa leo.
Việc bổ sung các loại rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày, vừa giúp quá trình ăn uống trở nên thú vị, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng rau xanh?
Sử dụng rau xanh như thế nào để an toàn và hiệu quả? Khi sử dụng rau xanh, cần chú ý vệ sinh và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu. Ngoài ra, còn có một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Rửa sạch rau: Trước khi sử dụng rau xanh, hãy rửa chúng kỹ bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Đặc biệt là các loại rau ăn lá như xà lách, rau diếp cá và cải bó xôi.
- Chọn rau tươi ngon: Chọn rau tươi ngon, không có dấu hiệu héo để chứa nhiều chất dinh dưỡng và có hương vị tốt hơn.
- Bảo quản đúng cách: Muốn giữ rau xanh tươi lâu, hãy bảo quản trong ngăn mát hoặc rổ rau có lỗ thông hơi để đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
- Sử dụng nhanh chóng: Rau xanh tươi ngon nhất khi được sử dụng ngay sau khi mua. Việc lưu trữ quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng và giảm chất lượng.
- Đa dạng các loại rau xanh: Đa dạng hóa chế độ ăn uống bằng cách sử dụng nhiều loại rau xanh khác nhau, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chế biến hợp lý: Chế biến rau xanh một cách nhẹ nhàng hoặc ăn sống để tận hưởng tối đa giá trị dinh dưỡng. Tránh chế biến quá lâu hoặc nấu kỹ để giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Kết hợp với chất béo: Một số loại Vitamin trong rau xanh sẽ được hấp thụ tốt hơn nếu kết hợp với chất béo, chẳng hạn như dầu olive, các loại hạt, hoặc nước sốt.
Tổng hợp các loại rau xanh tốt cho sức khỏe.
Rau xà lách.
Rau xà lách là gì? Rau xà lách có tên tiếng Anh là Lettuce, thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau xà lách có lá mềm, mọng nước, giàu chất xơ, Vitamin C, A, K và Folic Acid… và thường được sử dụng làm món salad, hoặc ăn kèm như một thành phần trong những món ăn khác. Trong họ rau xà lách có nhiều loại khác nhau, bao gồm xà lách Romaine, xà lách xanh, xà lách bơ và một số loại khác. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau xà lách như: Xà lách trộn dầu giấm, salad xà lách dưa leo, salad xà lách cá ngừ…
Rau bắp cải.
Rau bắp cải là gì? Rau bắp cải hay cải bắp có tên tiếng Anh là Cabbage, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau bắp cải thường để gọi bắp cải trắng, loại này có thân tròn, bao bọc xung quanh là những chiếc lá xanh non xếp chồng lên nhau. Rau bắp cải chứa nhiều chất xơ, Vitamin C, K, A, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể, thường được sử dụng trong nhiều món ăn, bao gồm: nấu súp, xào, hấp, hoặc sử dụng làm thành phần trong các món ăn chay. Trong họ nhà Cải còn có nhiều cái tên phổ biến khác như là: Bắp cải tím, bông cải trắng (súp lơ trắng), bông cải xanh (súp lơ xanh), cải Brussels… Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau bắp cải như: Canh bắp cải nấu sườn, bắp cải cuốn thịt, gỏi gà bắp cải…
Rau cải Kale.
Rau cải Kale là gì? Rau cải Kale hay cải xoăn, có tên tiếng Anh là Curly Kale, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải Kale có lá màu xanh tươi với các cạnh nhăn nổi bật, ăn có vị ngọt hơi đắng, rất giàu Vitamin A, C, K, chất xơ, Folic Acid, Kali, Canxi, Sắt và chất chống oxy hóa… Rau cải Kale thường được sử dụng làm món salad, nấu súp, xào, hoặc chiên giòn. Rau cải Kale giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ quản lý cân nặng và có khả năng chống ung thư. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải Kale như: Cải Kale xào nấm, salad cải Kale ức gà, nước ép cải Kale…
Rau cải thảo.
Rau cải thảo là gì? Rau cải thảo có tên tiếng Anh là Napa Cabbage, Chinese Cabbage hoặc Wombok, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải thảo có dạng thon dài, lá có màu từ trắng sữa đến xanh nhạt, ăn vào có vị nhẹ và giòn. Rau cải thảo chứa nhiều Vitamin C, A, K, chất xơ, Folic Acid, Canxi, Kali, và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như canh, xào và chế biến thành kim chi. Rau cải thảo là thành phần quan trọng trong nhiều món ăn truyền thống của nền văn hóa ẩm thực châu Á, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Quốc và Hàn Quốc. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải thảo như: Cải thảo xào thịt bò, cải thảo cuộn nấm, canh cải thảo thịt băm…
Rau cải bó xôi.
Rau cải bó xôi là gì? Rau cải bó xôi có tên tiếng Anh là Spinach, thuộc họ Dền (Amaranthaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải bó xôi có lá màu xanh tươi, mềm mịn, chứa nhiều Vitamin A, C, K, Folic Acid, Sắt, Canxi, chất xơ và chất chống oxy hóa… thường được dùng để ăn sống, xào, nấu canh, làm salad, hoặc nước ép. Rau cải bó xôi có nhiều lợi ích, bao gồm hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch, và có tác dụng chống vi khuẩn. Cải bó xôi còn được biết đến với các tên gọi như rau bina, rau chân vịt, rau pố xôi, bố xôi, rau nhà chùa, bắp xôi… tùy theo văn hóa từng vùng miền. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải bó xôi như: Cải bó xôi xào tỏi, cải bó xôi cuộn trứng, súp cải bó xôi…
Rau cải ngọt.
Rau cải ngọt là gì? Rau cải ngọt có tên tiếng Anh là Choy Sum, Leaf Mustard, thuộc họ Cải (Brassicaceae) và có xuất xứ từ vùng Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc. Rau cải ngọt là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin A, C, K, Folic Acid, chất xơ và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như xào, hấp, hoặc nấu canh. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải ngọt như: Cải ngọt xào tỏi, cải ngọt xào lòng gà, canh cải ngọt nấu gừng…
Rau cải thìa.
Rau cải thìa là gì? Rau cải thìa hay cải chíp, cũng thường được gọi là cải bẹ trắng, có tên tiếng Anh là Bok Choy/Pak Choy/Moon Bok hoặc Chinese Mustard Greens, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải thìa có lá màu xanh tươi và thân trắng, và chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi, Sắt và chất xơ… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như xào, hấp, hoặc nấu canh. Rau cải thìa giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương, tăng cường sự hấp thụ Canxi, giảm nguy cơ thiếu máu, và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, cải thìa và cải bẹ trắng ở Việt Nam ta gọi cùng một loại, nhưng ở nước ngoài có sự khác biệt, cải bẹ trắng lớn hơn, thân trắng hơn và còn được gọi là Canton Pak Choi. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải thìa như: Cải thìa xào dầu hào, gà hấp cải thìa, canh cải thìa nấu cá thác lác…
Rau cải bẹ xanh.
Rau cải bẹ xanh là gì? Rau cải bẹ xanh hay cải cay, cải sen, cải dưa, cải tùa xại, cải tàu sậy, có tên tiếng Anh là Mustard Greens hoặc Gai Choy. Rau cải bẹ xanh thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải bẹ xanh có lá màu xanh tươi, bẹ lá lớn, ăn có vị cay, đặc trưng và chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin C, Vitamin K, Folic Acid và chất xơ.
Rau cải bẹ xanh thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á, có thể xào, hấp, luộc, nấu canh. Ví dụ: Cải bẹ xanh muối dưa là một món khá phổ biến ở Việt Nam. Cải bẹ xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, và có tính chất chống vi khuẩn. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải bẹ xanh như: Cải bẹ xào gừng, cải bẹ nhồi thịt, canh cải bẹ nấu cá thác lác…
Rau cải ngồng.
Rau cải ngồng là gì? Rau cải ngồng hay cải làn, cải rổ, cải ná, có tên tiếng Anh là Chinese Kale, Chinese Broccoli, hoặc “Gai Lan“. Rau cải ngồng thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải ngồng có thân cao, lá màu xanh tươi và chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin K, Folic Acid, Canxi và chất xơ… thường được chế biến các món xào, hấp, nấu canh hoặc dùng làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải ngồng như: Rau cải ngồng xào thịt bò, rau cải ngồng xào tỏi, canh cải ngồng thịt bằm…
Rau cải cúc.
Rau cải cúc là gì? Rau cải cúc có tên tiếng Anh là Crown Daisy, Chrysanthemum Greens hoặc Tong Hao, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải cúc có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim, mọc so le với nhau. Bên trong rau cải cúc chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như xào, nấu canh, hấp, hay được thêm vào các món salad và mì xào. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải cúc như: Canh cải cúc nấu thịt băm, canh cải cúc nấu cá rô, canh cải cúc nấu tôm…
Rau cải xoong.
Rau cải xoong là gì? Rau cải xoong hay xà lách xoong có tên tiếng Anh Watercress, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cải xoong có lá nhỏ màu xanh tươi, ăn vào có vị đắng, mùi thơm, tính mát. Rau cải xoong chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi, Sắt và chất xơ… thường được sử dụng ăn sống trong các món salad, hoặc mì xào, nấu canh và dùng để trang trí. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cải xoong như: Cải xoong xào tỏi, canh cải xoong nấu tôm, salad cải xoong…
Bông cải xanh.
Bông cải xanh là gì? Bông cải xanh hay súp lơ xanh, cải bông xanh, có tên tiếng Anh là Broccoli, thuộc họ Cải (Brassicaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin C, Vitamin K, Folic Acid, Canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất chống vi khuẩn và chất chống ung thư tự nhiên… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như xào, hấp, nấu canh, hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với bông cải xanh như: Bông cải xanh xào thịt bò, súp bông cải xanh, nước ép bông cải xanh…
Súp lơ trắng.
Súp lơ trắng là gì? Súp lơ trắng hay bông cải trắng, có tên tiếng Anh là Cauliflower, thuộc họ Cải (Brassicaceae). Súp lơ trắng có hình dạng giống như một “bông hoa” màu trắng, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin K, Folic Acid, Choline, Canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất chống vi khuẩn tự nhiên… thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm hấp, xào, nướng, nấu súp, hoặc ăn sống trong các salad. Mặc dù không có nhiều “màu xanh”, nhưng súp lơ trắng cũng được xếp vào danh sách các loại rau tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với súp lơ trắng như: Súp lơ xào thịt bò, canh đậu phụ nấu súp lơ, salad khoai tây súp lơ…
Bông Atiso.
Bông Atiso là gì? Bông Atiso là tên gọi theo tiếng Pháp “Artichaut”, còn tên tiếng Anh là Artichoke, có tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Phần ăn được của bông Atiso là những lá trưởng thành và phần chính giữa được gọi là “thùy”, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, Vitamin C, Vitamin K, Magiê, Kali và chất chống oxy hóa… giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm Cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim, chống lại sự oxy hóa của cơ thể. Bông Atiso được trồng phổ biến trên khắp thế giới, có thể được sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau như hấp, nướng, xào, canh và salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với bông Atiso như: Bông Atiso hấp, canh Atiso sườn non, gà hầm hoa Atiso…
Măng tây.
Măng Tây là gì? Măng Tây có tên tiếng Anh là Asparagus, thuộc họ Măng Tây (Asparagus Family), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin K, Vitamin C, Vitamin E, Folate, chất xơ, chất chống oxy hóa, Kali, Sắt và các chất khoáng thiết yếu khác… thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm hấp, xào, nướng, chiên, hoặc dùng làm salad. Nhờ chứa ít calo và chất béo, măng tây trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người quan tâm đến việc giảm cân, duy trì cân nặng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau măng tây như: Măng tây xào thịt bò, súp gà măng tây, ba rọi cuộn măng tây…
Dưa leo.
Dưa leo là gì? Dưa leo hay dưa chuột, có tên tiếng Anh là Cucumber, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Dưa leo có hình trụ dài, vỏ mỏng, thường có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt. Bên trong dưa leo chứa nhiều nước và ít calo, đồng thời giàu các chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin K, Kali, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất giảm viêm… thường được ăn sống, làm salad, xào, nấu canh, nước ép và có thể được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với dưa leo như: Salad dưa leo cà chua, kim chi dưa leo, canh dưa leo sườn non…
Đậu bắp.
Đậu bắp là gì? Đậu bắp hay đậu cà bắp, bắp còi, bắp tây, gôm, có tên tiếng Anh là Okra, Ladies’ Fingers, thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Đậu bắp có dáng dài và hẹp nhìn giống như ngón tay, với lớp vỏ ngoài mịn màu xanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin K, Folate, chất xơ, chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên. Đậu bắp thường được sử dụng trong các món ăn khu vực châu Á, như Ấn Độ và Đông Nam Á, với những hình thức chế biến như xào, luộc, chiên, nấu canh hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với đậu bắp như: Đậu bắp hấp chấm chao, đậu bắp xào tôm, đậu bắp nhồi thịt…
Đậu rồng.
Đậu rồng là gì? Đậu rồng hay đậu xương rồng, đậu vuông, đậu khế, đậu cánh, đậu Manila, đậu Goa, có tên tiếng Anh là Winged Bean, Goa Bean, Asparagus Pea, Four-Angled Bean, thuộc họ Đậu (Legumes), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Đậu rồng có hình dạng đặc biệt, với có bốn góc giống như đôi cánh, bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm Protein, chất xơ, Kali, Canxi, sắt, Vitamin A, Vitamin C… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Đậu rồng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xào, hấp, nấu canh hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với đậu rồng như: Đậu rồng luộc, gỏi đậu rồng, đậu rồng xào thịt bò…
Đậu đũa.
Đậu đũa là gì? Đậu đũa hay đậu dải áo, có tên tiếng Anh là Yard Long Bean, thuộc họ Đậu (Legumes), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Đậu đũa có hình dạng dài và thon, có thể dài lên đến gần một mét, bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm Vitamin C, Vitamin A, Kali, Sắt, Protein, chất xơ và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong các món xào, hấp, nấu canh, chiên, hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với đậu đũa như: Đậu đũa luộc, đậu đũa xào tôm khô, canh chua đậu đũa…
Đậu Cove.
Đậu Cove là gì? Đậu Cove hay đậu ve, đậu que, đậu cô ve, đậu tây, có tên tiếng Anh là Green Bean, String Bean, Runner Bean, thuộc họ Đậu (Legumes), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Đậu Cove có dáng thon dài, vỏ ngoài màu xanh tươi, bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin K, chất xơ, Kali và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong các món xào, hấp, nấu canh, chiên, hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với đậu Cove như: Đậu Cove xào tỏi, đậu Cove xào thịt bò, đậu Cove xào trứng…
Đậu Hà Lan.
Đậu Hà Lan là gì? Đậu Hà Lan hay đậu hòa lan, đậu pơ ti poa, có tên tiếng Anh là Pea, thuộc họ Đậu (Legumes), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Đậu Hà Lan có hình dạng hình cầu hoặc với vỏ màu xanh đậm, ăn có vị ngọt thanh, bùi đặc trưng. Bên trong, đậu Hà Lan chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin K, Vitamin C, Vitamin A, chất xơ, Kali, Folate, chất chống oxy hóa… thường được dùng để làm món salad, nấu canh, chiên hoặc phối hợp với mì xào hoặc cơm chiên. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với đậu Hà Lan như: Gà nấu đậu Hà Lan, cơm chiên đậu Hà Lan, chè đậu Hà Lan…
Khổ qua.
Khổ qua là gì? Khổ qua hay ổ qua, mướp đắng, lương qua, cẩm lệ chi, mướp mủ, có tên tiếng Anh là Bitter Melon, Bitter Gourd, Bitter Squash, hay tên khoa học là Momordica Charantia, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Khổ qua có hình dạng dài và thon, với bề ngoài có gai hoặc gai nhỏ, ăn vào có vị đắng đặc trưng. Bên trong, khổ qua chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin A, Kali, chất xơ, chất chống oxy hóa và các hợp chất đắng với tác dụng kháng vi khuẩn, virus, giảm đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và bệnh tim mạch. Khổ qua thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon như xào, nấu canh, chiên, hấp hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với khổ qua như: Canh khổ qua, khổ qua xào trứng, khổ qua nhồi thịt…
Mướp.
Mướp là gì? Mướp hay mướp ta, mướp hương, mướp gối, có tên tiếng Anh là Sponge Gourd hay tên khoa học là Luffa, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Mướp có hình dạng dài và thon, vỏ ngoài màu xanh nhạt hoặc trắng, bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin A, Kali, chất xơ, chất chống oxy hóa, với hàm lượng nước cao, ít calo… và lựa chọn tốt khi chúng ta muốn ăn kiêng giảm cân. Mướp thường được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, như luộc, xào, nấu canh… Gợi ý một vài món ngon phổ biến với mướp như: Canh mướp nấu mồng tơi, mướp xào lòng gà, mướp xào thịt heo…
Bí xanh.
Bí xanh là gì? Bí xanh hay bí đao, bí phấn có tên tiếng Anh là Winter Melon, Wax Gourd, tên khoa học Benincasa Hispida, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Bí xanh có hình dạng tròn hoặc hình bầu dục, với vỏ ngoài màu xanh nhạt hoặc màu trắng phấn. Bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin B, Kali, chất xơ, chất chống oxy hóa. Bí xanh chứa nhiều nước và ít calo, do đó, là một lựa chọn tốt cho các chế độ ăn kiêng và giảm cân. Bí xanh thường được sử dụng trong các món canh, súp, xào, hấp, nướng hoặc làm mứt, nấu chè, nước ép. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với bí xanh như: Canh bí xanh nấu sườn non, bí xanh xào tỏi, sâm bí đao…
Bí ngòi.
Bí ngòi là gì? Bí ngòi hay bí ngồi, có tên tiếng Anh là Courgette, Zucchini, có tên khoa học là Cucurbita Pepo, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Bí ngòi có hình trụ dẹp, thường có màu xanh sáng hoặc xanh tươi, vỏ mỏng và thịt mềm chứ không cứng như một số loại bí khác. Bên trong bí ngòi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin C, Vitamin A, Kali, chất xơ, chất chống oxy hóa. Bí ngòi là một lựa chọn tốt cho các chế độ ăn kiêng và giảm cân, vì chứa một lượng nước cao và ít calo. Bí ngòi thường được sử dụng trong nhiều món ăn, bao gồm xào, hấp, nướng, chiên hoặc làm salad. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với bí xanh như: Bí ngòi nướng, bí ngòi xào thịt bò, canh bí ngòi nấu tôm…
Bầu.
Bầu là gì? Bầu hay bầu nậm, bầu đất, bầu canh, có tên tiếng Anh chung là Gourd, hoặc Bottle Gourd, và tên khoa học là Lagenaria Siceraria, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Bầu có hình dạng thon dài hoặc tròn, bên trong có hạt và thịt mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin C, Kali, Magiê và chất xơ… giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và có tác dụng mát gan, thải độc. Bầu thường được sử dụng trong nhiều món ăn như luộc, hấp, nấu canh, xào, nướng… Gợi ý một vài món ngon phổ biến với bầu như: Bầu luộc chấm trứng, canh bầu nấu tôm, bầu xào trứng…
Hành Baro.
Hành Baro là gì? Hành Baro hay hành boa rô, tỏi Tây, có tên tiếng Anh là Leek, thuộc loài Allium Porrum trong họ Hành (Liliaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Hành Baro là một loại hành có thân thẳng và dài, lớp vỏ màu trắng và một phần xanh lá ở phía trên, với hương vị thơm, ngọt. Bên trong, hành Baro chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin C, Vitamin K, Folate, chất xơ và các chất khoáng như Kali và Mangan… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hành Baro thường được sử dụng trong nhiều món ăn như súp, nướng, xào, hoặc dùng làm gia vị trong các món ăn khác. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với hành Baro như: Thịt bò xào hành Baro, thịt ba rọi cuộn hành Baro, súp khoai tây hành Baro…
Hành lá.
Hành lá là gì? Hành lá hay hành hương, hành hoa, hành ta, có tên tiếng Anh là Green Onion, Welsh Onion, thuộc họ Hành (Liliaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Hành lá có thân nhỏ, lá mảnh và màu xanh, với hương vị đặc trưng và thường được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn ở khắp nơi trên thế giới. Bên trong, hành lá chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, Vitamin K, Folate, chất xơ, và các khoáng chất như Kali và Mangan. Hành lá thường được sử dụng tươi trong các món salad, canh, xào và là một thành phần trong các món hấp, nướng, hầm, hoặc được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với hành lá như: Gà hấp hành, trứng chiên hành, sò điệp nướng mỡ hành…
Ớt chuông xanh.
Ớt chuông xanh là gì? Ớt chuông xanh hay ớt ngọt, có tên tiếng Anh là Green Pepper, Bell Pepper, thuộc loài Capsicum Annuum trong họ Cà (Solanaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Ớt chuông xanh có hình dạng tròn, có màu xanh tươi hoặc xanh lá cây, thường có vị ngọt chứ không cay như các loại ớt khác. Ớt chuông xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B6, chất xơ và Kali… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như salad, nướng, xào, nấu canh. Ngoài ớt chuông xanh, còn có các loại khác như ớt chuông đỏ, vàng và cam… mỗi loại có hương vị và màu sắc riêng, tạo ra sự đa dạng trong ẩm thực. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với ớt chuông như: Ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông xào trứng, ớt chuông xào mực…
Rau cần tây.
Rau cần tây là gì? Rau cần tây có tên tiếng Anh là Celery, thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae) và có tên khoa học là Apium Graveolens, là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau cần tây có thân cây dài, lá màu xanh mướt và có hương vị đặc trưng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin K, Vitamin C, Kali, chất xơ và chất chống oxy hóa… thường được sử dụng trong nhiều món ăn như salad, nước ép, nấu canh, hầm hoặc làm nước sốt. Ngoài ra, rau cần tây còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực máu. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau cần tây như: Cần tây xào thịt bò, gỏi tôm và rau cần tây, nước ép rau cần tây…
Rau diếp cá.
Rau diếp cá là gì? Rau diếp cá có tên tiếng Anh là “Fish Mint”, “Fish Herb”, “Heartleaf” hoặc “Lizard’s Tail”, thuộc họ Giấp Cá (Lizard Tails) và có tên khoa học là Houttuynia Cordata, là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau diếp cá có lá hình tim, mùi thơm đặc trưng, vị cay nhẹ và the mát, thường được sử dụng trong văn hóa ẩm thực của khu vực Đông Nam Á. Rau diếp cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống vi khuẩn, kháng viêm và chứa các chất chống oxy hóa. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau diếp cá như: Rau diếp cá trộn thịt bò, gỏi dưa leo diếp cá, rau diếp cá nấu canh…
Rau mồng tơi.
Rau mồng tơi là gì? Rau mồng tơi có tên tiếng Anh là Malabar Spinach, hoặc Ceylon Spinach vì có phần lá khá giống rau chân vịt (Spinach), thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau mồng tơi có thân leo và lá xanh tươi, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm Vitamin A, Vitamin C, Canxi và chất xơ… giúp giảm Cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Rau mồng tơi thường được sử dụng trong ẩm thực của khu vực nhiệt đới và ôn đới, và có thể được ăn sống trong món salad hoặc nấu canh, xào, hấp và chiên. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau mồng tơi như: Canh mồng tơi nấu cua, canh mồng nấu mướp và thịt băm, canh mồng tơi nấu tôm…
Rau càng cua.
Rau càng cua là gì? Rau càng cua hay còn gọi là rau đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích châm thảo, có tên tiếng Anh là Pepper Elder, Peperomia Pellucida, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau càng cua có lá nhỏ, mềm, màu xanh đậm và có hình dạng đặc biệt giống như lá hình trái tim, ăn vào có vị cay nhẹ và mùi thơm đặc trưng. Bên trong rau càng cua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng bao gồm Vitamin C, Vitamin A, chất chống oxy hóa,các chất chống vi khuẩn tự nhiên… giúp chống vi khuẩn, giảm viêm, và có tác dụng lợi tiểu. Rau càng cua thường được sử dụng làm rau sống trong các món salad, gỏi, nấu canh, xào hoặc làm gia vị cho nước chấm. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau càng cua như: Gỏi gà rau càng cua, rau càng cua xào thịt bò, canh rau càng cua thịt bằm…
Rau dền.
Rau dền là gì? Rau dền có tên tiếng Anh là Amaranth, thuộc họ Dền (Amaranthaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau dền có nhiều loại khác nhau, bao gồm dền đỏ, dền xanh, dền cơm, dền khoang, dền gai… thường có lá mọc đơn, có thể mọc đối hoặc so le nhau trên thân, cành. Tùy theo từng giống dền mà hình dạng lá có sự khác nhau, có thể là hình thoi, hình ngọn giáo, hoặc tròn, có loại đầu lá hơi nhọn kiểu lá liễu. Rau dền thường được trồng để thu hoạch lá, nhưng cũng có một số loại được trồng để thu hoạch hạt. Rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin A, Vitamin C, Canxi và chất xơ… thường được sử dụng trong nhiều món ăn, từ xào, hấp, nấu súp đến salad và mì xào. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau dền như: Rau dền xào tỏi, rau dền nấu tôm, rau dền xào nấm rơm…
Rau đay.
Rau đay là gì? Rau đay có tên tiếng Anh là Jute, White Jute hay Bangla White Jute, thuộc chi Đay trong họ Cẩm Quỳ (Malvaceae), và tên khoa học là Corchorus Capsularis, là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau đay là một loại cây thảo dược được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn sợi từ cây đay dùng làm vải, bao bì và các sản phẩm dệt khác. Ngoài ra, rau đay còn có nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Các phần của cây, bao gồm lá và quả, cũng có thể được sử dụng trong món ăn, đặc biệt là trong một số món ăn truyền thống của khu vực nơi nó phổ biến. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau đay như: Canh cua rau đay, canh mướp nấu rau đay, canh rau đay tôm khô…
Rau ngót.
Rau ngót là gì? Rau ngót hay bồ ngót, bù ngó, rau tuốt, có tên tiếng Anh là Katuk, Star Gooseberry hoặc Sweet Leaf, thuộc họ Diệp Hạ Châu (Phyllanthaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau ngót có lá màu xanh tươi với các nhánh lá và múi lá được sắp xếp một cách độc đáo, ăn vào có vị ngọt và hơi chua. Bên trong rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Canxi, chất xơ, chất khoáng, chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên… thường được dùng làm salad, xào, nấu canh, hoặc chế biến thành nước ép. Rau ngót có thể cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và chống vi khuẩn. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau ngót như: canh rau ngót thịt bằm, canh rau ngót nấu tôm, canh rau ngót nấu cá…
Rau má.
Rau má là gì? Rau má hay tích tuyết thảo hoặc liên tiền thảo, có tên tiếng Anh là Centella hay Pennywort, thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau má có màu xanh tươi, mọc bò sát mặt đất, lá nhỏ và tròn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B, chất xơ, các chất chống oxy hóa, Triterpenoid và Asiaticoside, có tính chất kháng vi khuẩn và kháng viêm. Rau má có vị mát và hơi đắng thường được dùng trong các món salad, nước ép, nấu canh, hoặc chế biến thành nước uống. Gợi ý một vài món ngon phổ biến với rau má như: rau má xào tỏi, canh rau má thịt bằm, gỏi rau má thịt bò…
Rau muống.
Rau muống là gì? Rau muống có tên tiếng Anh là Water Spinach, Swam Spinach, River Spinach hoặc Kangkong hay tên khoa học là Ipomoea Aquatica, thuộc họ Bìm bìm (Morning-Glories), là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau muống có lá màu xanh tươi và thân dẻo, thường mọc trong môi trường nước tĩnh như bãi cỏ ven sông, đầm lầy và hồ. Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm Vitamin A, Vitamin C, Canxi, Sắt và chất xơ… thường được sử dụng trong các món xào, nấu canh, nhúng lẩu và rau sống. Chẳng hạn rau muống luộc, rau muống xào tỏi, rau muống thái sợi là những món ăn phổ biến tại Việt Nam.
Rau mầm.
Rau mầm là gì? Rau mầm có tên tiếng Anh là Sprouting hay Bean Sprout, là một trong các loại rau xanh tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Rau mầm thường có nguồn gốc từ hạt cải củ, hạt hướng dương, hạt rau muống, hạt đậu phộng… bên trong chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và chất xơ, bao gồm Vitamin C, Vitamin K, Folate, Canxi, Sắt, chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn tự nhiên. Các loại rau mầm thường có vị nhạt và có mùi tươi mát, thường được sử dụng làm thành phần trong các món ăn như salad, gỏi, xào, nướng và nấu canh. Một vài món ngon phổ biến với rau mầm như: Salad rau mầm, rau mầm xào thịt bò, canh rau mầm nấu sườn…
PlansbyAnh hy vọng thông qua “Danh sách tổng hợp các loại rau xanh cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày” ở trên, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp, cân bằng hàm lượng chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những mang đến cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi nhiều căn bệnh lối sống nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một phương pháp giảm cân khoa học thường tập trung vào việc giảm mỡ chứ không phải là số cân nặng, vui lòng tham khảo thêm bài sau: Các Nguyên Tắc Giảm Mỡ Hiệu Quả & Khoa Học.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- Tổng hợp các loại sữa hạt cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp các loại trái cây ít đường cực tốt cho sức khỏe
- Tổng hợp các cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp các loại trái cây cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tìm hiểu Vitamin D là gì và vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe?