• Vinhomes Grand Park, Thủ Đức City
  • Thứ Hai - Chủ Nhật: 09:00 - 18:00

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Nếu muốn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta cần phải tiêu thụ đầy đủ các nhóm chất như là Protein, chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Vitamin và các loại chất khoáng. Đặc biệt là phải ưu tiên sử dụng các loại chất béo tốt như Omega-3, qua đó giảm nồng độ Cholesterol trong máu, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, duy trì cơ thể luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh. Hãy cùng với PlansbyAnh tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe, đâu là bí quyết giúp kiểm soát Cholesterol hiệu quả.

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?

Tìm hiểu Cholesterol là gì?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Tổng quan về Cholesterol là gì? Cholesterol là một loại chất béo trong máu, có thể được tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể, và cũng có thể được cung cấp vào cơ thể thông qua một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Cholesterol là một thành phần quan trọng trong việc hình thành màng tế bào và sản xuất các hormone steroid, Vitamin D và các chất đặc biệt như mật. Một phần lượng Cholesterol cần thiết cho cơ thể được tổng hợp bởi gan, trong khi một phần khác được hấp thụ thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản, trứng sữa, dầu mỡ động vật… Việc kiểm soát Cholesterol trong mức cân đối rất quan trọng đối với sức khỏe, bởi mức Cholesterol tăng cao trong máu có thể gây tắc nghẽn và xơ vữa mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Cholesterol có thật sự gây hại?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Cholesterol có phải là kẻ thù của sức khỏe? Trước tiên, chúng ta phải hiểu Cholesterol là một chất béo tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Chính nhờ Cholesterol mà cơ thể có thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng như sản xuất hormone, tạo màng tế bào và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nếu mức Cholesterol trong máu tăng cao thì chúng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần duy trì mức Cholesterol ổn định, bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và kiểm soát cân nặng.

Cholesterol có bao nhiêu loại?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Có mấy loại Cholesterol? Cholesterol được chia thành 02 loại chính là LDL-CholesterolHDL-Cholesterol, có các đặc điểm như sau:

  • LDL-Cholesterol là gì? LDL-Cholesterol là viết tắt của Low-Density Lipoprotein hay Cholesterol tỷ trọng thấp, thường được gọi là “Cholesterol xấu“. LDL-Cholesterol chủ yếu mang Cholesterol từ gan đến các mô và tế bào trong cơ thể. Nếu mức LDL Cholesterol quá cao, chúng có thể tích tụ trong thành mạch và hình thành các mảng bám, làm tắc nghẽn mạch máu và gây nguy cơ bệnh tim mạch.
  • HDL-Cholesterol là gì? HDL-Cholesterol là viết tắt của High-Density Lipoprotein hay Cholesterol tỷ trọng cao, thường được gọi là “Cholesterol tốt”. HDL-Cholesterol có khả năng loại bỏ Cholesterol dư thừa khỏi mạch máu và đưa nó trở lại gan để được chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể. HDL Cholesterol giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Sự tác động của Cholesterol đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào tổng lượng Cholesterol và tỷ lệ giữa LDL Cholesterol và HDL Cholesterol trong cơ thể. Do đó, duy trì tỷ lệ cân đối giữa LDL Cholesterol và HDL Cholesterol là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Vai trò của Cholesterol đối với sức khỏe?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Tại sao cơ thể cần Cholesterol? Cholesterol có những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì các chức năng cần thiết, bao gồm:

  • Tạo cấu trúc màng tế bào: Cholesterol là một thành phần quan trọng của màng tế bào, giúp duy trì độ linh hoạt và ổn định của màng tế bào.
  • Tạo ra hormone steroid: Cholesterol là nguyên liệu cơ bản để tổng hợp hormone steroid, bao gồm các hormone tình dục như estrogen, progesterone, testosterone và hormone vô sinh corticosteroid.
  • Tạo Vitamin D: Cholesterol tham gia vào quá trình tổng hợp Vitamin D trong cơ thể. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của hệ xương, hệ miễn dịch và quá trình hấp thụ Canxi.
  • Tạo các acid mật và muối mật: Cholesterol là thành phần cơ bản để sản xuất các acid mật và muối mật, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo diễn ra hiệu quả.

Mức Cholesterol an toàn đối với sức khỏe con người?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Cách đánh giá chỉ số Cholesterol trong máu? Cholesterol trong máu sẽ được đánh giá thông qua một bộ tiêu chí với các chỉ số cụ thể, và cần thực hiện xét nghiệm máu để có được. Có 04 chỉ số chính giúp đánh giá mức độ Cholesterol trong máu, bao gồm:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần: Là tổng lượng Cholesterol (Total Cholesterol) có trong huyết thanh, bao gồm cả LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol và Triglyceride.
  • Chỉ số LDL-Cholesterol: Là mức độ “Cholesterol xấu“, có khả năng tạo ra mảng bám trong mạch máu. Mức độ LDL-Cholesterol càng thấp thì càng tốt để giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
  • Chỉ số HDL-Cholestertol: Là mức độ “Cholesterol tốt“, có khả năng loại bỏ Cholesterol từ mạch máu và đưa về gan để được chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể. Mức độ HDL-Cholesterol càng cao thì càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Chỉ số Triglyceride: Là mức độ “chất béo trung tính” có trong máu. Mức độ Triglyceride càng cao thì càng gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Cholesterol cao gây ra biến chứng gì? Mức Cholesterol trong máu cao, đặc biệt là LDL-Cholesterol cao, có thể gây ra nhiều biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe, ví dụ như:

  • Bệnh tim mạch: Mức Cholesterol trong máu cao là một trong các yếu tố gây bệnh tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đau tim…
  • Tắc nghẽn động mạch: Mức Cholesterol trong máu cao tạo thành mảng bám Cholesterol trong thành động mạch, gây ra tắc nghẽn và hạn chế lưu lượng máu đến não, tim, chân… có thể dẫn đến bệnh mạch vành và đột quỵ.
  • Bệnh xơ vữa động mạch: Mức Cholesterol trong máu cao tạo thành mảng bám Cholesterol trong thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm mất tính đàn hồi của mạch máu.
  • Bệnh gan mỡ: Mức Cholesterol trong máu cao sẽ gây tích tụ chất béo trong gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc nghiêm trọng hơn là xơ gan.
  • Bệnh thận: Mức Cholesterol trong máu cao có thể góp phần vào hình thành tắc nghẽn và tổn thương các mạch máu thận, gây ra bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra, Cholesterol cao cũng có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra các vấn đề như bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.

Đâu là nguyên nhân gây tăng Cholesterol cao?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Các nguyên nhân khiến Cholesterol trong máu tăng cao? Hiện tượng Cholesterol trong máu tăng cao có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân như sau:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có thể góp phần làm Cholesterol trong máu tăng cao. Một số người sở hữu loại gen khiến tăng hấp thụ Cholesterol từ thức ăn hoặc cơ thể có thể tạo ra nhiều Cholesterol so với người khác.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans và Cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến Cholesterol trong máu tăng cao. Bao gồm các loại thức ăn giàu chất béo động vật, thức ăn chế biến, thức ăn nhanh, bánh ngọt, kem và các sản phẩm đồ ngọt…
  • Ít hoạt động thể chất: Thiếu hoạt động thể chất, tập luyện không đủ, không đều có thể gây dư thừa năng lượng và làm Cholesterol trong máu tăng cao.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm Cholesterol trong máu tăng cao, đặc biệt là loại LDL-CholesterolTriglyceride.
  • Bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu và góp phần vào tích tụ Cholesterol trong thành động mạch.
  • Bệnh gan: Một số bệnh gan như bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan có thể làm Cholesterol trong máu tăng cao.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như hormone sinh dục, thuốc tránh thai, corticosteroid và một số loại thuốc chống viêm non-steroid có thể tác động đến mức Cholesterol máu.
  • Tuổi tác và giới tính: Mức Cholesterol có thể tăng với tuổi tác và nam giới thường có mức Cholesterol cao hơn so với nữ giới.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác như tăng cân, stress, hút thuốc và uống rượu có thể góp phần khiến Cholesterol trong máu tăng cao.

Làm thế nào để giảm Cholesterol trong máu?

Tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Bí quyết giúp giảm lượng Cholesterol trong máu hiệu quả? Trong trường hợp, thực hiện xét nghiệm máu và nhận thấy mức độ Cholesterol trong máu tăng cao, chúng ta có thể áp dụng một cách kiên trì các bước sau để làm giảm mức Cholesterol trong máu:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, giảm stress, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, uống đủ nước.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng.

PlansbyAnh hy vọng thông qua việc tìm hiểu Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp, giúp cân bằng mức độ Cholesterol trong máu. Việc duy trì những thói quen tốt, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học không những mang đến cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi nhiều căn bệnh lối sống nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một phương pháp giảm cân khoa học thường tập trung vào việc giảm mỡ chứ không phải là số cân nặng, vui lòng tham khảo thêm bài sau: Các Nguyên Tắc Giảm Mỡ Hiệu Quả & Khoa Học.

Tham khảo thêm:

Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!