• Vinhomes Grand Park, Thủ Đức City
  • Thứ Hai - Chủ Nhật: 09:00 - 18:00

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Muốn có được nền tảng sức khỏe tốt, chúng ta cần kết hợp giữa một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Bao gồm việc tiêu thụ đầy đủ các nhóm chất như Protein, chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Vitamin và các loại chất khoáng. Và đặc biệt là nên bổ sung các loại rau xanh, các loại hạt, quả hạch, trái cây tự nhiên và ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày, bởi chúng không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất quý giá, rất giàu chất xơchất béo không bão hòa, mà còn góp phần cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân. Bạn hãy cùng PlansbyAnh tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, qua đó khám phá những lợi ích của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.

Tìm hiểu các loại ngũ cốc là gì?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Định nghĩa ngũ cốc là gì? Ngũ cốc trong Tiếng Anh là Cereal, là tên gọi của một nhóm thực phẩm gồm các loại hạt được lấy từ các cây trong họ Hòa Thảo (Poaceae), với khoảng 10.035 loài. Những cái tên phổ biến trong nhóm ngũ cốc như là lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngô, kê… Đây là nhóm cây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của nhiều quốc gia. Một số loại ngũ cốc được tiêu thụ dưới dạng nguyên hạt, trong khi các loại khác có thể được chế biến thành bột, mì, bánh mì, bánh ngọt hay các sản phẩm đóng hộp. Ngũ cốc được sử dụng trong nhiều món ăn và công thức nấu ăn khác nhau, và có thể trở thành một phần quan trọng trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, khi tiêu thụ ngũ cốc quá mức có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng đường huyết, tăng cân hoặc nhạy cảm với Gluten.

Có những loại ngũ cốc nào?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Ngũ cốc được chia thành bao nhiêu loại? Trong họ Hòa Thảo (Poaceae) với khoảng 10.035 loài, có một số loại ngũ cốc được con người sử dụng làm thực phẩm chính, phổ biến gồm có:

  • Kiều mạch (Buckwheat).
  • Yến mạch (Oat).
  • Lúa mạch (Barley).
  • Lúa mì (Wheat).
  • Lúa Gạo (Rice).
  • Lúa nếp (Sticky Rice/Glutinous Rice).
  • Ngô (Corn/Maize).
  • Kê (Millet).
  • Cao lương (Sorghum).
  • Bo bo (Job’s Tears).

Còn dựa trên địa lý, thói quen tiêu dùng người ta thường chia ngũ cốc thành các nhóm như sau:

  • Nhóm ngũ cốc phổ biến ở Châu Á: Lúa gạo, lúa mạch, yến mạch là nhóm ngũ cốc chủ đạo ở khu vực Châu Á. Ngoài ra người Châu Á còn tiêu thụ một lượng lớn các loại khoai (khoai mì, khoai lang, khoai tây) mặc dù chúng không thuộc nhóm ngũ cốc.
  • Nhóm ngũ cốc phổ biến ở phương Tây: Lúa mì, lúa mạch, bắp là nhóm ngũ cốc chủ đạo tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, người phương Tây thường sử dụng khoai tây làm lương thực chính, mặc dù khoai tây cũng không thuộc nhóm ngũ cốc.

Ngoài ra, dựa trên tình trạng của ngũ cốc và khả năng chế biến thì người ta chia thành 02 nhóm, là ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế.

  • Ngũ cốc nguyên hạt là gì? Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc được giữ nguyên toàn bộ hạt gốc, bao gồm vỏ ngoài, lớp vỏ cám và hạt mầm. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, Vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Một số ví dụ về ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt, lúa mạch nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt và bắp nguyên hạt.
  • Ngũ cốc tinh chế là gì? Ngũ cốc tinh chế là loại ngũ cốc đã trải qua quá trình chế biến để loại bỏ phần vỏ ngoài và vỏ cám, chỉ còn hạt mầm, xay nhuyễn thành bột, hoặc chế biến thành các sản phẩm để thuận tiện cho việc sử dụng. Quá trình chế biến có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng, nhưng cũng làm tăng độ bền và thời gian bảo quản của ngũ cốc. Một số ví dụ về ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì, bột gạo trắng, bánh mì, mì ý, bún, miến phở, và các loại ngũ cốc ăn liền.

Trong các loại ngũ cốc có những thành phần gì?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Những giá trị dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc? Còn tùy thuộc vào đặc tính của từng loại ngũ cốc mà sẽ có những thành phần dinh dưỡng khác nhau, nhưng nhìn chung bên trong các loại ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm:

  • Ngũ cốc chứa Carbohydrate: Ngũ cốc chứa một lượng lớn Carbohydrate, thường là dạng tinh bột, giúp cung cấp nguồn năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể.
  • Ngũ cốc chứa chất xơ: Ngũ cốc chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt và nguyên cám, giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân.
  • Ngũ cốc chứa Protein: Một số loại ngũ cốc, như lúa mạch và lúa gạo nâu, cung cấp một lượng nhất định Protein, giúp cung cấp các Amino Acid cần thiết để phát triển và sửa chữa cơ bắp.
  • Ngũ cốc chứa Vitamin và khoáng chất: Ngũ cốc chứa một lượng lớn các Vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm các Vitamin nhóm B (như Vitamin B1, B2, B3, B6), Vitamin E, khoáng chất như Sắt, Kẽm, Magiê và đồng. Các chất này đóng vai trò trong chức năng của tế bào, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và tham gia vào quá trình trao đổi chất.
  • Ngũ cốc chứa chất chống oxy hóa: Ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp các chất chống oxy hóa như Vitamin E, Phytosterol và các hợp chất khác, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và giúp giảm nguy cơ bệnh lý khác, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.

Lợi ích của các loại ngũ cốc?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Những lợi ích của các loại ngũ cốc đối với sức khỏe? Các loại ngũ cốc có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng: Ngũ cốc chứa Carbohydrate, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động và duy trì các chức năng cơ bản.
  • Ngũ cốc giúp cung cấp chất xơ: Ngũ cốc giàu chất xơ, giúp duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyết, tạo cảm giác no lâu và giảm cân.
  • Ngũ cốc giúp cung cấp dinh dưỡng: Ngũ cốc cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin (như Vitamin B, Vitamin E), khoáng chất (như Sắt, Kẽm, Magiê), và chất chống oxy hóa… đóng vai trò quan trọng trong chức năng và hoạt động của cơ thể.
  • Ngũ cốc hỗ trợ quá trình giảm cân: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, có thể giúp làm giảm cảm giác đói, tạo cảm giác no lâu hơn, nhờ vậy mà có thể hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả.
  • Ngũ cốc hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong ngũ cốc giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và bệnh trực tràng.
  • Ngũ cốc giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch: Ngũ cốc nguyên hạt chứa chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa, giúp giảm Cholesterol xấu trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Ngũ cốc giúp hỗ trợ hệ miễn dịch: Ngũ cốc có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lý khác. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc còn cung cấp Protein rất cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa cơ bắp.

Đâu là những món ăn phổ biến từ các loại ngũ cốc?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Chế biến và sử dụng các loại ngũ cốc như thế nào để đạt hiệu quả? Các loại ngũ cốc có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau nhằm tận dụng tối đa hương vị và giá trị dinh dưỡng của chúng. Dưới đây là một số lưu ý để việc sử dụng ngũ cốc được hiệu quả:

  • Nấu cơm, cháo hoặc súp: Sử dụng các loại ngũ cốc như gạo, gạo lứt, bắp ngô để nấu thành cơm, cơm tấm, cháo, súp… Có thể bổ sung thêm rau, thịt, cá hoặc các loại gia vị để giúp tăng thêm khẩu vị và giá trị dinh dưỡng.
  • Mì, bún và các món nước: Sử dụng các loại mì, bún, miến, phở… để chế biến thành mì xào, mì ý, bánh canh, hủ tiếu… giúp đa dạng các món ăn từ ngũ cốc.
  • Làm bánh mì ngũ cốc: Sử dụng các loại bột để làm bánh mì. Lưu ý rằng, bánh mì nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao hơn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với bánh mì thông thường.
  • Ăn sáng với yến mạch: Nấu yến mạch nguyên hạt với nước hoặc sữa không đường và kết hợp với các loại trái cây tươi, hạt, hoặc mật ong để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.
  • Làm bánh ngũ cốc: Sử dụng bột ngũ cốc nguyên hạt kết hợp với các thành phần khác như trái cây, các loại hạt, sữa và mật ong để làm bánh ngọt.
  • Ngũ cốc ăn liền: Sử dụng các loại ngũ cốc đã được chế biến sẵn, kết hợp với sữa tươi, sữa hạt, sữa chua và trái cây tươi hoặc hạt để làm bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

Mặc dù vậy, chúng ta nên ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt làm nguồn thực phẩm chính trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi vì, so với các loại ngũ cốc tinh chế thì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tạo ra một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Những sự thật cần biết khi tiêu thụ các loại ngũ cốc?

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Đâu là sự thật về các loại ngũ cốc mà có thể chúng ta chưa biết? Ngay ở trong chính bài viết này, hoặc có thể chúng ta đã được nghe nói rằng sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cho sức khỏe, giúp giảm bệnh tiểu đường, giúp hỗ trợ giảm cân… nhưng liệu rằng sự thật có đúng như vậy không. Sau đây là các sự thật về ngũ cốc nguyên hạt mà PlansbyAnh muốn chia sẻ với bạn:

  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt không đảm bảo cân bằng đường huyết: Bởi vì trong ngũ cốc nguyên hạt vẫn chứa một hàm lượng Carbohydrate nhất định. Do đó, khi ăn một lượng ngũ cốc quá nhiều thì vẫn làm tăng mức đường huyết.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt không đảm bảo giảm cân: Chúng ta gặp tình trạng thừa cân là do tiêu thụ calo vượt quá mức mà cơ thể cần, trong khi các loại ngũ cốc nguyên hạt luôn cung cấp một hàm lượng calo nhất định. Nếu chúng ta ăn quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt thì sẽ dư thừa năng lượng và gây ra tình trạng tăng cân.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt không đảm bảo tốt cho sức khỏe: Ngũ cốc nguyên hạt chỉ thật sự tốt khi chúng ta ăn chúng một cách tự nhiên nhất. Dù chúng ta ăn cơm với gạo lứt, nhưng lại ăn cùng với thịt, cá kho nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đường, muối… toàn là những thứ gây hại cho sức khỏe thì kết quả cuối cùng là không tốt.

Tổng hợp các loại ngũ cốc phổ biến nhất hiện nay.

Kiều mạch (Buckwheat).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Kiều mạch (Buckwheat) là gì? Kiều mạch còn gọi là tam giác mạch, mạch ba góc hay lúa mạch đen, là một loại ngũ cốc phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga và các nước Châu Âu. Kiều mạch thuộc chi Fagopyrum trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên gọi trong Tiếng Anh là Buckwheat, và có tên khoa học là Fagopyrum Esculentum. Kiều mạch là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong kiều mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Protein, chất xơ, Vitamin nhóm B (bao gồm Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3), Magiê, Mangan, Đồng, Kẽm, và các chất chống oxy hóa, đặc biệt là Rutin. Nhờ đó mà kiều mạch có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cải thiện chức năng tiêu hóa, ổn định đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, bảo vệ da, hỗ trợ lưu thông máu, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Một số sản phẩm phổ biến từ kiều mạch gồm có: hạt kiều mạch, bột kiều mạch, mì kiều mạch, bánh ngọt, bánh quy làm từ kiều mạch.

Yến mạch (Oat).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Yến mạch (Oat) là gì? Yến mạch là một loại ngũ cốc phổ biến ở Trung Quốc, Mỹ, Canada, Úc và các nước Châu Âu. Yến mạch có tên gọi trong Tiếng Anh là Oat, thuộc chi chi Avena trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Avena Sativa. Yến mạch là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong yến mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Protein, chất xơ, các Vitamin nhóm B (Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6), Magiê, Mangan, Phosphor, Kẽm, Sắt, các chất chống oxy hóa, acid béo Omega-3 và các chất chống vi khuẩn tự nhiên. Yến mạch có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo, giảm Cholesterol máu, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, và hỗ trợ quá trình giảm cân. Một số sản phẩm phổ biến từ yến mạch gồm có: hạt yến mạch, bột yến mạch, sữa yến mạch, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc ăn sáng làm từ yến mạch.

Lúa mạch (Barley).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Lúa mạch (Barley) là gì? Lúa mạch hay còn gọi là đại mạch, là một loại ngũ cốc có hạt nhỏ màu vàng hoặc nâu, phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Lúa mạch có tên gọi trong Tiếng Anh là Barley, thuộc chi Hordeum trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Hordeum Vulgare. Lúa mạch là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong lúa mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, các Vitamin nhóm B, Magiê, Mangan, Phosphor, Kẽm, Sắt, Kali và các chất chống oxy hóa. Lúa mạch có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm Cholesterol xấu (LDL-Cholesterol), bảo vệ tim mạch, hỗ trợ quá trình giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển và duy trì cơ bắp. Một số sản phẩm phổ biến từ lúa mạch gồm có: bột lúa mạch, mì lúa mạch, bia lúa mạch…

Lúa mì (Wheat).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Lúa mì (Wheat) là gì? Lúa mì hay còn gọi là lúa miến hay tiểu mạch, là một trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu như Nga và nhiều nước khác. Lúa mì có tên gọi trong Tiếng Anh là Wheat, thuộc chi Triticum trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Triticum Aestivum (lúa mì mùa) hoặc Triticum Durum (lúa mì cứng). Lúa mì là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, các Vitamin nhóm B, Magiê, Mangan, Phosphor, Kali và Sắt. Lúa mì có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng, duy trì chức năng thần kinh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp chất chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lúa mì được chia thành 03 loại chính là lúa mì thông thường sử dụng để làm bánh mì; lúa mì cứng được sử dụng để làm mì ống hoặc nui; và lúa mì dạng gậy mềm hơn, được sử dụng để làm bánh bông lan, bánh quy và bánh ngọt. Ngoài ra có một số giống lúa mì khác được sử dụng làm tinh bột, mạch nha, rượu… Một số sản phẩm phổ biến từ lúa mì gồm có: bột mì, bánh mì, mì spaghetti, mì sợi, bánh ngọt, bánh quy và nhiều sản phẩm thực phẩm khác.

Lúa gạo (Rice).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Lúa gạo (Rice) là gì? Lúa gạo hay còn gọi là lúa nước, là một loại ngũ cốc phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Nhật Bản và nhiều quốc gia châu Phi. Lúa gạo có tên gọi trong Tiếng Anh là Rice, thuộc chi Oryza trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Oryza Sativa (lúa gạo Châu Á) hay Oryza Glaberrima (lúa gạo Châu Phi). Lúa gạo là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong lúa gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, Vitamin B1, Vitamin B3, Folate (Vitamin B9), Magiê, Sắt, Kẽm, Mangan và các chất chống oxy hóa. Lúa gạo có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng, duy trì chức năng thần kinh, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cung cấp các Vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lúa gạo được chia thành nhiều loại, như lúa gạo trắng, lúa gạo nếp (sẽ giới thiệu riêng ở bên dưới), lúa gạo lứt gồm lúa gạo nâu, lúa gạo đen, lúa gạo đỏ và các loại lúa gạo đặc biệt khác. Một số sản phẩm phổ biến từ lúa gạo gồm có: cơm, xôi, bún, phở, miến, bánh tráng, bánh gạo, và nhiều sản phẩm ăn liền khác.

Lúa nếp (Sticky Rice/Glutinous Rice).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Lúa nếp (Sticky Rice/Glutinous Rice) là gì? Lúa nếp hay còn gọi là lúa gạo sáp, là một loại ngũ cốc phổ biến ở các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar. Lúa nếp – thực ra là ở trong nhóm với lúa gạo ở phía trên, có tên gọi trong Tiếng Anh là Sticky Rice hay Glutinous Rice, thuộc chi Oryza trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Oryza Sativa Var. Glutinosa. Lúa nếp là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong lúa nếp chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, Thiamin (Vitamin B1), Niacin (Vitamin B3), Folate (Vitamin B9), Magiê, Sắt, Kẽm và Mangan. Lúa nếp có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cung cấp các Vitamin và khoáng chất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe tốt cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Lúa nếp được chia thành nhiều loại dựa trên màu sắc, hình dáng và nguồn gốc địa lý, ví dụ như lúa nếp trắng, lúa nếp đen, lúa nếp đỏ và lúa nếp lá cẩm. Một số sản phẩm phổ biến từ lúa nếp gồm có: xôi nếp, chè nếp, bánh nếp, bánh chưng, bánh giò, bánh bao và có thể cũng được sử dụng trong một số món ăn quốc tế như Sushi, Kimbap.

Lúa lứt (Brown Rice).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Lúa lứt (Brown Rice) là gì? Lúa lứt hay còn gọi là lúa gạo lứt, là một loại ngũ cốc phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và cũng được tiêu thụ ở nhiều quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, Úc và các nước Châu Âu. Lúa gạo lứt – cũng thuộc nhóm lúa gạo ở phía trên, có tên gọi trong Tiếng Anh là Brown Rice, thuộc chi Oryza trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Oryza Sativa. Lúa gạo lứt là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong lúa gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, Vitamin B1, Vitamin B3, Vitamin B6, Magiê, Sắt, Kẽm, Mangan và các chất chống oxy hóa. Lúa gạo lứt có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cải thiện chức năng tiêu hóa, kiểm soát đường huyết, duy trì cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, lúa gạo lứt cũng cung cấp các Vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ sức khỏe tổng thể trở nên tốt hơn. Lúa gạo lứt được chia thành nhiều loại dựa trên màu sắc, hình dáng và nguồn gốc địa lý, ví dụ như lúa gạo lứt Jasmine, lúa gạo lứt Basmati, lúa gạo lứt đen gọi là gạo cẩm và lúa gạo lứt đỏ gọi là huyết rồng. Một số sản phẩm phổ biến từ lúa gạo lứt gồm có: bánh gạo lứt, xôi gạo lứt, mì gạo lứt, và các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa gạo lứt.

Bắp ngô (Corn/Maize).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Bắp ngô (Corn/Maize) là gì? Bắp hay còn gọi là ngô, là một loại ngũ cốc phổ biến ở ở Mỹ, Brazil, Mexico, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và nhiều quốc gia châu Phi. Bắp có tên gọi trong Tiếng Anh là Corn hay Maize, thuộc chi Zea trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Zea Mays. Bắp ngô là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong bắp ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, Protein, chất xơ, Vitamin B1, Vitamin B5 (Pantothenic Acid), Folic Acid, Magiê, Phosphor, Kali và các chất chống oxy hóa. Bắp ngô có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng và chất xơ, giúp duy trì chức năng tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bắp ngô cũng chứa Lutein và Zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có thể bảo vệ mắt khỏi các tác động của tia tử ngoại. Bắp ngô được chia thành nhiều loại dựa trên cấu trúc hạt, màu sắc, kích thước và mục đích sử dụng, bao gồm bắp nếp, bắp ngọt hay bắp Mỹ, bắp Nữ Hoàng… Một số sản phẩm phổ biến từ bắp ngô gồm có: bắp tươi, bắp hạt đông lạnh, bắp đóng hộp, bắp rang, bột bắp, bánh, snack, đồ uống và các loại sản phẩm khác.

Kê (Millet).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Kê (Millet) là gì? hay còn gọi là tiểu mễ, là một loại ngũ cốc có hạt vàng hoặc trắng, phổ biến ở các vùng nhiệt đới và ôn đới như Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Kê có tên gọi trong Tiếng Anh là Millet, thuộc chi Panicum trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Panicum Miliaceum. là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong hạt kê chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, chất xơ, Protein, Vitamin nhóm B (bao gồm cả Folate), Magiê, Kali, Mangan, Kẽm và các chất chống oxy hóa. Hạt kê có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng và chất xơ, giúp duy trì chức năng tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, và hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, kê cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Kê được chia thành nhiều loại, bao gồm kê ngọt, kê sữa, kê trắng, kê ngón tay, kê đuôi chồn, ngọc kê, kê nhỏ. Một số sản phẩm phổ biến từ hạt kê gồm có: bột kê, bánh kê,  mì kê, bánh quy, bánh ngọt, đồ hộp và các sản phẩm khác.

Cao lương (Sorghum).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Cao lương (Sorghum) là gì? Cao lương hay còn gọi là lúa miến, cao lương đỏ, bo bo, là một loại ngũ cốc phổ biến tại nhiều quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Úc như Mỹ, Mexico, Ấn Độ, Nigeria, Ethiopia. Cao lương có tên gọi trong Tiếng Anh là Sorghum, thuộc chi Sorghum trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Sorghum bicolor. Cao lương là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong cao lương chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, chất xơ, Protein, Vitamin (bao gồm cả Vitamin nhóm B như Niacin, Thiamin và Riboflavin), khoáng chất (như Magiê, Kali, Phosphor, Sắt) và các chất chống oxy hóa. Cao lương có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng, chất xơ và Protein. Cao lương cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, và giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số sản phẩm phổ biến từ cao lương gồm có: bột cao lương, mì cao lương, bánh cao lương và dùng để sản xuất một số loại bia và rượu.

Bo bo (Job's Tears).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Bo bo (Job’s Tears) là gì? Bo bo còn được gọi là hạt cườm hay ý dĩ, là một loại ngũ cốc có hình dạng giống hạt lựu, màu trắng, và có lỗ ở giữa. Bo bo phổ biến ở khu vực Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, và cũng được trồng ở một số quốc gia thuộc Châu Phi, Châu Mỹ. Bo bo có tên gọi trong Tiếng Anh là Job’s tears, thuộc chi Coix trong họ Hòa Thảo (Poaceae), và có tên khoa học là Coix Lacryma-Jobi. Bo bo là một trong các loại ngũ cốc phổ biến và tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong bo bo chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Carbohydrate, chất xơ, Protein, chất béo, Vitamin (bao gồm cả Vitamin B1, B2, B3), khoáng chất (như Magiê, Kali, Canxi, Sắt) và các chất chống oxy hóa. Bo bo có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: giảm đau, chống viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp năng lượng, và cân bằng huyết áp. Ngoài ra, bo bo cũng có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu, hỗ trợ hệ miễn dịch và làm dịu các triệu chứng viêm khớp. Bo bo thường được chia thành 02 loại chính là bo bo trắng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và bo bo đen được sử dụng chủ yếu trong y học dân gian và làm thực phẩm chức năng. Một số sản phẩm phổ biến từ bo bo gồm có: bột bo bo, bánh bo bo, nước ép bo bo, mì bo bo, chè bo bo, trà bo bo, dầu bo bo…

Diêm mạch (Quinoa).

Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, PlansbyAnh

Diêm mạch (Quinoa) là gì? Diêm mạch hay còn gọi là hạt quinoa, là một loại siêu thực phẩm được sử dụng giống như ngũ cốc. Diêm mạch rất phổ biến ở Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc, New Zealand và nhiều nước khác. Diêm mạch có tên gọi trong Tiếng Anh là Quinoa, thuộc chi Chenopodium trong họ Dền (Amaranthaceae), và có tên khoa học là Chenopodium Quinoa. Do thuộc họ Dền, nên diêm mạch không được xem là ngũ cốc, tuy nhiên lại được sử dụng giống như là ngũ cốc phổ biến, đồng thời nên bổ sung hàng ngày vì chúng tốt cho sức khỏe. Bên trong diêm mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như là Protein, chất xơ, chất béo không bão hòa, các loại khoáng chất như Canxi, Sắt, Magiê, Phosphor, Kẽm và các Vitamin như Vitamin B, Vitamin E. Nhờ vậy mà, diêm mạch có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: cung cấp năng lượng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kiểm soát đường huyết và giảm cân. Diêm mạch thường được chia thành 03 loại chính gồm diêm mạch trắng, diêm mạch đen và diêm mạch đỏ, với cấu trúc và mùi vị khác nhau. Một số sản phẩm phổ biến từ diêm mạch gồm có: dạng hạt, dạng bột, mì sợi, bánh mì, bánh quy và các sản phẩm khác.

PlansbyAnh hy vọng qua bài tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, ở trên, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp, cân bằng hàm lượng chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những mang đến cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi nhiều căn bệnh lối sống nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một phương pháp giảm cân khoa học thường tập trung vào việc giảm mỡ chứ không phải là số cân nặng, vui lòng tham khảo thêm bài sau: Các Nguyên Tắc Giảm Mỡ Hiệu Quả & Khoa Học.

Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!