Nếu bạn đã ăn uống đúng bữa nhưng luôn cảm thấy thèm ăn các loại đồ ăn vặt, có đường, béo hoặc mặn thì đó là những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn, khi nhận diện được nguyên nhân và ngăn chặn chúng từ sớm sẽ giúp bạn phòng tránh được các mối nguy hại trong tương lai. Hãy cùng PlansbyAnh tìm hiểu tại sao luôn cảm thấy thèm đồ ăn vặt dù không đói qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Tại sao luôn cảm thấy thèm đồ ăn vặt dù không đói?
Như thế nào là lên cơn thèm ăn?
Cơn thèm ăn là gì? Cơn thèm ăn là sự ham muốn mạnh mẽ đối với đồ ăn ngay cả khi bạn mới vừa ăn xong hoặc bụng vẫn còn no. Ví dụ như việc thèm ăn chè, đồ ngọt ngay sau bữa ăn chính; thèm uống cà phê sữa, trà sữa, phô mai, xoài lắc giữa buổi chiều. Sự ham muốn này thường chỉ kéo dài trong 3 – 5 phút nhưng cũng có lúc bạn không thể cưỡng lại, không cảm thấy thỏa mãn cho đến khi được ăn đúng món đang thèm. Cơn thèm ăn có hai dạng, bao gồm:
- Cơn thèm ăn chọn lọc: là sự ham muốn đối với những loại đồ ăn nhất định, ở nơi chốn nhất định. Ví dụ thèm phá lấu ở quán A, thèm súp cua ở tiệm B…
- Cơn thèm ăn không chọn lọc: là sự ham muốn đối với bất kì loại đồ ăn nào. Ví dụ chỉ cần một món gì ngọt ngọt, mặn mặn, béo béo… là được.
Cơn thèm ăn khác với cơn đói. Cơn đói chỉ xảy ra khi bạn không ăn trong vài giờ trở lên, dấu hiệu dạ dày sẽ sôi ầm ầm, người có dấu hiệu mệt mỏi, tay chân bủn rủn và thường dễ nổi cáu trong lúc đói. Cơn đói không tự nhiên trôi qua cho đến khi nào cái dạ dày được đáp ứng, và cơn đói có thể đi cùng với sự thèm ăn nhưng khi đó chúng ta có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào chỉ nhằm mục đích no bụng.
Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!
Cơn thèm ăn gây ra trở ngại gì?
Những cơn thèm ăn là trở ngại lớn đối với những người đang ăn kiêng nhằm điều trị một chứng bệnh nào đó, người đang muốn giảm béo hoặc duy trì cân nặng ở mức ổn định, hay người đang theo đuổi một chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Nếu như không vượt qua được cơn thèm ăn thì sẽ phá vỡ quy tắc, phá vỡ chương trình mà họ đang theo đuổi, ảnh hưởng đến tiến độ và mục tiêu mong muốn đạt được.
Các nguyên nhân gây thèm ăn?
Do ăn chưa thật sự no.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói là do ăn chưa thật sự no từ bữa trước đó. Phần lớn người đang trong quá trình giảm cân sẽ gặp tình trạng này vì họ phải ăn thâm hụt calo. Muốn duy trì cảm giác no lâu, bạn cần có chế độ ăn với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo lành mạnh đến từ các loại hạt, quả bơ, dầu ô liu và chất xơ từ các loại rau củ quả.
Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất không những đảm bảo năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà còn giúp cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh và bền vững.
Do thức ăn chuyển hóa nhanh.
Nếu như bạn đã ăn một bữa rất no, nhưng thời gian ngắn sau đó lại cảm thấy đói và thèm ăn thì nguyên nhân có thể là do thức ăn chuyển hóa nhanh, nghĩa là bạn cần chọn lại loại thức ăn, xây dựng thực đơn trước khi ăn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi bạn ăn thực phẩm chứa đường hoặc tinh bột trước thì bạn sẽ mau đói hơn nếu ăn rau củ và chất đạm trước do chúng giúp kiểm soát insulin và không gây đói. Tương tự, nếu như bạn ăn lượng rau củ và chất đạm lớn hơn so với lượng tinh bột thì bạn sẽ no lâu hơn, tỉ lệ được gợi ý là 50-60% rau củ, 25-30% đạm, 10-25% tinh bột, lưu ý là nên chuyển sang dùng các loại tinh bột chuyển hóa chậm. Nếu như các thông tin ở trên đây quá lạ lẫm và bạn không biết phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu hãy cân nhắc để tìm một HLV dinh dưỡng tư vấn.
HLV dinh dưỡng (Nutrition Coach) là một nghề nghiệp phổ biến ở các nước phương Tây – nơi người dân có ý thức cao về Chăm Sóc Sức Khỏe Chủ Động.
Do thường xuyên căng thẳng.
Một nguyên nhân gây thèm ăn phổ biến hiện nay là do thường xuyên căng thẳng bởi công việc, gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Khi bị stress, các hormone gây cảm giác thèm ăn như Cortisol và Ghrelin – hay còn gọi là “hormone đói” sẽ tăng đột biến, chúng khiến người stress tìm cách “giải tỏa căng thẳng” bằng những thực phẩm chứa nhiều bột, nhiều đường. Nếu đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thèm ăn, bạn hãy áp dụng một số phương pháp thư giãn như vận động, đi dạo ngoài trời.
Do cảm thấy buồn chán.
Không chỉ stress mà do cảm thấy buồn chán cũng là nguyên nhân gây thèm ăn. Nếu để ý chúng ta cũng có thể thấy những người hay gặp chuyện buồn, yêu đơn phương, thất tình thường tìm đến ăn uống nhằm cải thiện tâm trạng hoặc trốn tránh những cảm giác tiêu cực, buồn bã, xấu hổ,… nhưng cũng có người buồn bã sẽ cảm thấy chán nản, không thiết tha chuyện ăn uống, đây là hai trạng thái thường gặp đối với người đang u sầu. Muốn tránh cảm giác buồn chán kéo dài bạn nên tìm một vài biện pháp xoa dịu tâm hồn như tắm nước ấm, quấn mình trong chăn mềm hoặc nhấm nháp ly trà nóng,…
Do thừa cân béo phì.
Việc ăn uống thất thường tùy theo hứng chính là lý do điển hình gây ra tình trạng thừa cân béo phì, tuy nhiên thừa cân béo phì cũng gây ra sự thèm ăn, có thể nói hai bên chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Lý giải nguyên nhân này, đó là những người béo phì sở hữu lượng chất béo lớn dễ khiến nồng độ insulin tăng cao, làm tăng cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, những người béo phì dù có lượng leptin – hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân nặng – cao hơn nhiều so với những người có cân nặng trung bình nhưng lại xảy ra tình trạng kháng leptin (não ngừng nhận tín hiệu từ hormone này). Điều này đồng nghĩa dù cơ thể có đầy đủ hormone Leptin và dự trữ đủ calo cần thiết, nhưng não bộ vẫn không nhận tín hiệu mà vẫn tạo ra cảm giác đói, yêu cầu nạp thêm calo từ đồ ăn, đồng thời não bộ cho rằng cơ thể cần tiết kiệm năng lượng nên hạn chế đốt calo, và lại tiếp tục gây ra hiện tượng thừa năng lượng.
Thừa cân béo phì là bệnh lý nguy hiểm của thế kỷ 21, tỷ lệ mắc bệnh cao, phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Do vấn đề bệnh lý.
Thèm ăn do mắc bệnh cường giáp: Tuyến giáp nằm ở dưới vùng yết hầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu tuyến giáp gặp vấn đề thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn bình thường, hoặc nếu thấy ăn rất nhiều mà cân nặng không thay đổi thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp với các dấu hiệu phổ biến như mệt mỏi, buồn bực, móng tay giòn, rụng tóc…
Thèm ăn do mắc bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều sẽ bị rối loạn lượng đường trong cơ thể, từ đó gây ra cảm giác đói và muốn nạp đồ ăn. Tuy nhiên nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.
Do khuẩn xấu tác động.
Cảm giác thèm ăn vặt, ăn đồ ngọt có thể là do khuẩn xấu tác động. Khi bạn càng nạp nhiều đường, tinh bột thì loại vi khuẩn gây hại này càng có điều kiện sinh sôi, chúng ăn các thực phẩm nhiều đường và truyền tín hiệu thèm ăn cho cơ thể. Nếu nghi ngờ mình thèm ăn là do khuẩn xấu tác động, bạn có thể tìm hiểu các phương pháp thải độc cơ thể, tăng cường lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp hạn chế cảm giác thèm ăn. Tỷ lệ lý tưởng là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn sẽ giúp đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng ổn định.
Làm sao để khắc phục tình trạng thèm ăn vặt?
Giúp cơ thể đào thải độc tố.
Muốn khắc phục tình trạng thèm ăn vặt bạn hãy giúp cơ thể đào thải độc tố tích tụ qua nhiều năm. Thực ra bên trong cơ thể con người đã sở hữu sẵn một bộ máy đào thải độc tố hoàn hảo rồi, tuy nhiên nhịp hiện đại, vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… khiến cho cơ thể chúng ta không kịp đào thải, đào thải kém hiệu quả. Chúng ta lười uống nước, nước uống ở thành phố cũng không đủ sạch, khói xe, bụi mịn, thuốc lá, hóa chất, thức đêm, thiếu ngủ, ăn uống thiếu cân bằng… Tất cả cùng tấn công một lúc khiến cho cơ thể của chúng ta không chịu nổi, nên hỗ trợ cơ thể thải độc là điều nên làm định kỳ mỗi năm đôi ba lần.
Con người ngày càng quan tâm đến thải độc cơ thể vì cảm thấy lo lắng cho sức khỏe, trước tình trạng ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn bủa vây xung quanh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học.
Chúng ta hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách lựa chọn các thực phẩm xanh, sạch. Ăn uống đa dạng, đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết gồm có tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo tốt thay vì chỉ ăn những thứ mà chúng ta thích. Ăn uống đúng theo tỉ lệ, đúng giờ giấc, không bỏ bữa và mỗi bữa ăn thì hãy ăn thật no, nhai thật kỹ.
Xây dựng lối sống lành mạnh.
Muốn sống vui, sống khỏe, sống dài lâu thì chúng ta nhất định phải xây dựng lối sống lành mạnh, phải đặt ra mục tiêu và thực hiện một cách kỷ luật để tạo thành một thói quen tốt. Nói sống lành mạnh có vẻ xa vời nhưng cơ bản chỉ có vài yếu tố mà hầu như ai cũng biết cả rồi, đó là: ngủ đủ giấc, thư giãn nghỉ và ngơi hợp lý, vận động một cách thường xuyên…
Hiện nay nhiều người muốn tìm kiếm và duy trì một lối sống lành mạnh với hy vọng cải thiện được tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Tìm cách cân bằng chuyển hóa.
Khi mà chúng ta thèm ăn vặt, ăn đồ ngọt kéo dài sẽ gây ra mất cân bằng về dinh dưỡng, từ đó có những rối loạn diễn ra một cách âm thầm bên trong cơ thể mà chúng ta không quan tâm, cho đến khi nó bộc phát thành một căn bệnh rõ rệt, và thường là rơi vào nhóm bệnh lối sống. Một khi chúng ta biết cách cân bằng quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể thì sẽ không còn thèm ăn vặt, không còn rối loạn, không còn nguy cơ bệnh tật nữa.
Tình trạng mất Cân Bằng Chuyển Hóa lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc cao huyết áp.
Qua nội dung bài viết “Tại sao luôn cảm thấy thèm đồ ăn vặt dù không đói?”, PlansbyAnh đã liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thèm ăn, nhưng tất cả đều có cách để giải quyết nếu bạn nhận diện được chúng.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- Mỡ thừa là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục?
- Như thế nào là chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh?
- Cân Bằng Chuyển Hóa là gì? Vì sao cần phải cân bằng chuyển hóa?
- Thừa cân béo phì là gì? Nguyên nhân và hệ lụy của thừa cân béo phì?
- Những phương pháp giảm cân phản khoa học cần tránh
- Vì sao chúng ta nên thải độc cơ thể định kỳ?