Nhờ sự tiến bộ của Y Khoa, nhiều căn bệnh ác tính trước đây đã dần dần được khắc chế và xử lý, thế nhưng có một dòng bệnh mới không chỉ khó điều trị mà còn liên tục phát triển cả về số lượng bệnh nhân lẫn khả năng tử vong khi mắc bệnh, được gọi là “bệnh lối sống”. Hãy cùng PlansbyAnh tìm hiểu xem “Bệnh lối sống là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?”.
Bệnh lối sống là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?
Tìm hiểu bệnh lối sống là gì?
Như thế nào là bệnh lối sống? Bệnh lối sống hay bệnh của thời hiện đại là những căn bệnh được hình thành bởi thói quen sinh hoạt, môi trường sống thiếu lành mạnh, lại diễn ra trong một thời gian dài làm cho cơ thể bị rối loạn. Người đang rối loạn thường có tâm lý xem nhẹ, bỏ qua các dấu hiệu khiến cho tình trạng rối loạn ngày càng nặng hơn, từ đó phát ra những căn bệnh nguy hiểm. Có thể nói hầu hết những căn bệnh lối sống đều liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt của con người, ví dụ như ở Nhật Bản – một đất nước vốn rất phát triển về Y Khoa và Công Nghệ nhưng lại có 03 căn bệnh thường gặp, dễ dẫn đến tử vong nhất đó là bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và ung thư.
Những căn bệnh do lối sống phổ biến hiện nay.
Sau đây là những căn bệnh do lối sống phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta cần đặc biệt cảnh giác:
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh béo phì.
- Bệnh cao huyết áp.
- Bệnh đột quỵ.
- Bệnh ung thư.
- Bệnh xơ gan.
- Bệnh Gout.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Bệnh viêm thận.
Các căn bệnh trên đây nếu không điều trị dứt điểm sẽ trở thành bệnh mạn tính, nhưng rất may là các căn bệnh này không lây từ người này sang người khác mà chủ yếu là do lối sống nghèo nàn, độc hại tạo thành (cho nên người ta còn gọi là nhóm bệnh mạn tính không lây).
Hàng năm có 14,2 triệu người trong độ tuổi từ 30 đến 69 tử vong sớm do các căn bệnh liên quan đến lối sống là một thực trạng đáng báo động.
Nguyên nhân gây ra các căn bệnh lối sống?
Hiện nay, chúng ta thường nghe nói đến hai cụm từ đối lập nhau là “lối sống lành mạnh” và “lối sống độc hại”. Nguyên nhân sâu xa gây ra các căn bệnh lối sống như trên là bởi vì con người đã duy trì lối sống độc hại trong một thời gian dài. Cụ thể lối sống độc hại bao gồm các yếu tố như sau:
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống những thứ không có lợi cho sức khỏe
- Nghỉ ngơi, giấc ngủ không điều độ.
- Lười vận động thể chất/hoặc vận động quá sức, không phù hợp với thể trạng.
- Căng thẳng, lo âu, rối loạn tâm lý.
Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có khoảng 14,2 triệu người trong độ tuổi từ 30 – 69 tử vong sớm bởi các căn bệnh lối sống – con số này lớn hơn nhiều so với các bệnh về nhiễm trùng hay do yếu tố di truyền. Ngay cả không làm cho người bệnh tử vong ngay, thì bệnh lối sống cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, làm suy giảm sức khoẻ của con người qua thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc.
Hiện nay nhiều người muốn tìm kiếm và duy trì một lối sống lành mạnh với hy vọng cải thiện được tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Phòng tránh bệnh lối sống như thế nào?
Thay đổi lối sống, sống lành mạnh hơn.
Đối với những căn bệnh gây ra do lối sống thì chỉ một cách duy nhất là thay đổi lối sống, sống lành mạnh hơn mới có thể khắc phục được triệt để, còn những hình thức khác chỉ giúp điều trị triệu chứng trước mắt. Giả sử bạn bị đau do bệnh Gout thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giảm Acid Uric máu, hoặc phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi trong một số trường hợp, nhưng gốc rễ của bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa purin, gây nên bởi chế độ ăn uống không đúng hay gọi là mất cân bằng dinh dưỡng, do đó nếu không thay bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì bệnh Gout không thể hết được.
Hội Chứng Chuyển Hóa là một thuật ngữ vốn dùng để chỉ nhóm người có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, béo phì, mỡ máu…
Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Chúng ta luôn nghĩ rằng làm việc thì mới khó chứ đi chơi, ngủ nghỉ, thư giãn thì quá dễ rồi, nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến người ta thường quên ngơi nghỉ và quá lệ thuộc vào giấc ngủ, trong khi giấc ngủ chỉ là kết quả của một ngày dài mệt mỏi và căng thẳng, thì đó cũng không phải là một giấc ngủ thật sự chứ đừng nói là nghỉ ngơi, thư giãn. Thư giãn thực sự không phải là ngồi xem ti vi, đọc sách, chơi cờ, tán gẫu, chát chít, hay bất cứ hình thức nào đòi hỏi não phải “hoạt động”, thư giãn thực sự là để mọi suy nghĩ trôi đi, để tìm hiểu chính mình, mình thực sự là ai? Mình có đang hạnh phúc không? Mình có thích công việc hiện tại không? Suy nghĩ về bạn bè, gia đình, con cái, về những gì bạn muốn làm với cuộc sống… Tóm lại, nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn là khi bạn dành thời gian cho cơ thể và tinh thần tự hoạt động chậm dần, sau đó là ngừng hẳn để mình tự chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái nhất.
Vận động thể chất nhiều hơn.
Khoa học đã chứng minh dường như không có loại bệnh tật nào mà tập thể dục không thể chữa khỏi, bởi vì tạo hóa sinh ra con người không phải để ngồi trước màn hình máy tính, tivi, cầm điện thoại hoặc ngồi sau vô lăng, mà là để vận động liên tục. Con người được thiết kế để hoạt động suốt cả ngày, tổ tiên chúng ta vốn là người săn bắt và hái lượm, ai cũng biết điều cơ bản này, nhưng thường phớt lờ do bị cuốn vào lối sống hiện đại. Vận động ở mức căn bản nhất, chẳng hạn 1 giờ thể dục/tuần cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp duy trì huyết áp ổn định và giúp ngủ ngon. Không phải phương pháp vận động nào cũng giúp bạn giảm mỡ, nhưng tập thể dục thì có thể duy trì cân nặng hợp lý, xua tan nỗi âu lo và nâng cao sự tự tin, năng động. Đối với người lớn tuổi vận động thường xuyên còn giảm được nguy cơ té ngã, gãy xương. Tất cả lợi ích trên là lý do chúng ta nên ngồi ít lại và vận động thể chất nhiều hơn, đó có thể là làm một công việc ngoài trời, quét dọn rác, đào rãnh nước hay đóng nhà gỗ cho thú cưng.
Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!
Chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều hơn.
Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn, ăn uống lành mạnh và đủ các nhóm chất là nền tảng vững chắc cho sức khỏe dài lâu. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đòi hỏi bạn cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng ít muối, ít đường và ít chất béo, cụ thể hãy ưu tiên trái cây tươi, rau sạch, các loại ngũ cốc, cây họ đậu, quả hạch, protein nạc… Bạn cũng nên quan tâm đến lượng calo tiêu thụ lượng hàng ngày dựa trên độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất, có thể nhờ huấn luyện viên dinh dưỡng tư vấn nếu như cần thiết vì họ là những người am hiểu về lĩnh vực này. Tóm lại, ăn uống đúng cách sẽ bảo vệ bạn trước các căn bệnh mãn tính không lây, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
HLV dinh dưỡng (Nutrition Coach) là một nghề nghiệp phổ biến ở các nước phương Tây – nơi người dân có ý thức cao về Chăm Sóc Sức Khỏe Chủ Động.
Như vậy, qua bài viết “Bệnh lối sống là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh?”, PlansbyAnh hy vọng bạn có thể nhận định được thói quen sinh hoạt, ăn uống hiện tại có thể gây nên bệnh gì, bệnh đó có mức độ nguy hiểm ra sao và để phòng tránh chúng ta cần làm gì.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- Phương pháp Cân Bằng Chuyển Hóa là gì, có an toàn không?
- Các loại Thực Phẩm Chức Năng phổ biến hiện nay
- HLV dinh dưỡng là ai? HLV dinh dưỡng có vai trò gì?
- PlansbyAnh: Những cam kết trong chương trình chuyển hóa
- Các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cần được cải thiện
- Mỡ thừa là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục?