• Vinhomes Grand Park, Thủ Đức City
  • Thứ Hai - Chủ Nhật: 09:00 - 18:00

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Nếu muốn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta cần phải tiêu thụ đầy đủ các nhóm chất như là Protein, chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Vitamin và các loại chất khoáng. Ngoài ra, cần ưu tiên sử dụng các loại chất béo tốt như Omega-3, qua đó tăng cường nồng độ HDL-Cholesterol trong máu, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch, duy trì cơ thể luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh. Hãy cùng với PlansbyAnh tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe, đâu là bí quyết giúp kiểm soát HDL-Cholesterol hiệu quả.

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Tổng quan về HDL-Cholesterol là gì? HDL-Cholesterol là viết tắt của High-Density Lipoprotein hay Cholesterol tỷ trọng cao, là một loại chất béo trong máu, có thể được tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể, và cũng có thể được cung cấp vào cơ thể thông qua một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Nếu như LDL-Cholesterol là loại chất béo xấu cần phải kiểm soát, thì HDL-Cholesterol được xem là loại chất béo tốt nên tăng cường. HDL-Cholesterol có nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển Cholesterol từ các mô và tế bào trong cơ thể về gan để tiếp tục quá trình chuyển hóa, sau đó loại bỏ khỏi cơ thể. Do đó, với nồng độ HDL-Cholesterol trong máu cao chính là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm viêm, ngăn chặn quá trình oxy hóa và bảo vệ mạch máu.

Vai trò của HDL-Cholesterol đối với sức khỏe?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Tại sao cơ thể cần HDL-Cholesterol? HDL-Cholesterol có những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì các chức năng cần thiết, bao gồm:

  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: HDL-Cholesterol có khả năng loại bỏ Cholesterol từ mạch máu và các mảng xơ vữa, đồng thời vận chuyển nó trở lại gan để tiếp tục quá trình chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể. Điều này giúp giảm tích tụ và hình thành mảng xơ vữa, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Chống viêm và chống oxy hóa: HDL-Cholesterol có khả năng giảm viêm và bảo vệ mạch máu khỏi sự tổn thương. HDL-Cholesterol giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm thiểu sự phá hủy tế bào và đóng góp vào sự duy trì của một môi trường không viêm cho mạch máu.
  • Loại bỏ Cholesterol dư thừa: HDL-Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái chế Cholesterol, bằng cách thu gom Cholesterol dư thừa từ các mô và tế bào trong cơ thể, đưa chúng trở lại gan để chuyển hóa và loại bỏ.
  • Bảo vệ mạch máu: HDL-Cholesterol có khả năng bảo vệ mạch máu bằng cách giảm tích tụ Cholesterol và hình thành các mảng xơ vữa, cung cấp lớp bảo vệ cho mạch máu, giúp duy trì sự linh hoạt và lưu thông của chúng.
  • Có tác động chống oxy hóa: HDL-Cholesterol có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa của LDL-Cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Mức HDL-Cholesterol an toàn đối với sức khỏe con người?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Cách đánh giá chỉ số HDL-Cholesterol trong máu? HDL-Cholesterol trong máu sẽ được đánh giá thông qua việc xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm Lipid máu. Đối với mỗi người, chỉ số HDL-Cholesterol được xem là an toàn có thể khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, yếu tố di truyền, và tình trạng sức khỏe chung. Tuy nhiên, các tổ chức y tế thường đưa ra một số hướng dẫn tổng quát để đánh giá như sau:

Chỉ số HDL-Cholesterol đối với nam giới:

  • Chỉ số HDL-Cholesterol thấp: Dưới 40 mg/dL.
  • Chỉ số HDL-Cholesterol trung bình: Từ 40-59 mg/dL.
  • Chỉ số HDL-Cholesterol cao: Trên 60 mg/dL.

Chỉ số HDL-Cholesterol đối với nữ giới:

  • Chỉ số HDL-Cholesterol thấp: Dưới 50 mg/dL.
  • Chỉ số HDL-Cholesterol trung bình: Từ 50-59 mg/dL
  • Chỉ số HDL-Cholesterol cao: Trên 60 mg/dL

Tuy nhiên, chỉ số HDL-Cholesterol cần được đánh giá kết hợp với các yếu tố khác như LDL-Cholesterol, Triglyceride, tổng lượng Cholesterol, tuổi tác, tình trạng bệnh lý và yếu tố khác.

Chỉ số HDL-Cholesterol thấp gây ra biến chứng gì? Mức HDL-Cholesterol trong máu thấp có thể gây ra nhiều biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe, ví dụ như:

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Khi mức HDL-Cholesterol thấp, sự khả năng loại bỏ LDL-Cholesterol (Cholesterol xấu) bị suy yếu đi, dẫn đến tích tụ Cholesterol trong mạch máu và hình thành mảng xơ vữa, góp phần vào tắc nghẽn và hẹp các động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ bệnh mạch vành: Mức HDL-Cholesterol thấp có thể làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn và hẹp các mạch vành, gây ra bệnh mạch vành với các triệu chứng như đau ngực, khó thở và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
  • Tăng nguy cơ bệnh xơ cứng động mạch: Mức HDL-Cholesterol thấp có thể liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh xơ cứng động mạch, trong đó các tế bào và các chất béo tích tụ và hình thành các mảng xơ vữa, gây cản trở lưu thông máu và làm suy yếu độ co giãn của mạch máu.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch khác: Mức HDL-Cholesterol thấp cũng có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như nhồi máu não, bệnh mạch ngoại biên và bệnh mạch máu não.

Đâu là nguyên nhân làm cho HDL-Cholesterol suy giảm?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Các nguyên nhân khiến HDL-Cholesterol trong máu suy giảm? Hiện tượng HDL-Cholesterol trong máu suy giảm có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là một nguyên nhân quan trọng tác động đến mức độ HDL-Cholesterol của mỗi người. Một số người có thể gặp tình trạng: khả năng sản xuất HDL-Cholesterol bị suy giảm, hoặc đào thải HDL-Cholesterol lớn.
  • Điều kiện y tế: Một số bệnh lý và điều kiện y tế có thể gây suy giảm HDL-Cholesterol. Ví dụ, bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan có thể ảnh hưởng đến mức HDL-Cholesterol.
  • Thiếu vận động: Một lối sống thiếu vận động thể chất có thể làm giảm mức HDL-Cholesterol.
  • Hút thuốc: Thuốc lá chứa các chất gây hại có thể làm suy giảm hoạt động của HDL-Cholesterol.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa, hàm lượng chất xơ thấp có thể làm giảm mức HDL-Cholesterol.
  • Một số loại thuốc: Có một số loại thuốc như các loại hormone, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị viêm, và thuốc lợi mật có thể ảnh hưởng đến nồng độ HDL-Cholesterol trong máu.

Làm thế nào để tăng nồng độ HDL-Cholesterol trong máu?

Tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe?, PlansbyAnh

Bí quyết giúp tăng nồng độ HDL-Cholesterol trong máu hiệu quả? Trong trường hợp, sau khi thực hiện xét nghiệm máu và nhận thấy nồng độ HDL-Cholesterol trong máu ở mức thấp, chúng ta có thể làm tăng mức HDL-Cholesterol trong máu bằng cách áp dụng kiên trì các bước sau đây:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh, giảm stress, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, uống đủ nước.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng.

PlansbyAnh hy vọng thông qua việc tìm hiểu HDL-Cholesterol là gì và vai trò đối với sức khỏe, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp, giúp tăng cường nồng độ HDL-Cholesterol trong máu. Việc duy trì những thói quen tốt, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học không những mang đến cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi nhiều căn bệnh lối sống nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một phương pháp giảm cân khoa học thường tập trung vào việc giảm mỡ chứ không phải là số cân nặng, vui lòng tham khảo thêm bài sau: Các Nguyên Tắc Giảm Mỡ Hiệu Quả & Khoa Học.

Tham khảo thêm:

Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!