Để sở hữu nền tảng sức khỏe tốt, chúng ta cần chú trọng kết hợp giữa một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học. Bao gồm việc tiêu thụ đầy đủ các nhóm chất như Protein, chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Vitamin và các loại chất khoáng. Và đặc biệt là nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tự nhiên từ các loại cây thuộc họ đậu, bởi chúng không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất quý giá, rất giàu Protein, chất xơ và chất béo không bão hòa, mà còn góp phần cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân. Bạn hãy cùng PlansbyAnh tổng hợp các cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, qua đó khám phá những lợi ích của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Mục Lục
- Tổng hợp các cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.
- Tìm hiểu các cây họ đậu là cây gì?
- Trong các cây họ đậu chứa những thành phần gì?
- Lợi ích của các cây họ đậu?
- Những món ăn phổ biến từ các cây họ đậu?
- Tổng hợp các cây họ đậu phổ biến nhất hiện nay.
- Đậu nành (Soybean).
- Đậu thận (Kidney Bean).
- Đậu gà (Chickpea).
- Đậu lăng (Lentil).
- Đậu phộng (Peanut).
- Đậu xanh (Mung Bean).
- Đậu đỏ (Red Bean).
- Đậu đen (Black Bean).
- Đậu que (Green Bean).
- Đậu Hà Lan (Pea).
- Đậu Pinto (Pinto Bean).
- Đậu ngự (Lima Bean).
- Đậu hải quân (Navy Bean).
- Đậu tằm (Broad Bean).
- Đậu đũa (Yardlong Bean).
- Đậu ván (Hyacinth Bean).
- Đậu bắp (Okra).
- Đậu sắn (Jicama).
Tổng hợp các cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.
Tìm hiểu các cây họ đậu là cây gì?
Các cây họ đậu là những cây gì? Họ đậu (Fabaceae) hay còn gọi họ Cánh bướm, là một họ thực vật lớn và đa dạng với hơn 19.400 loài. Đặc điểm chung nhận dạng chung của họ đậu thường là: Lá có dạng hình lông chim, tức là chia nhỏ thành nhiều chiếc lá con. Và hầu hết các loài đều có quả đậu, với hình dạng như một ống dài, chứa hạt. Tuy nhiên, còn tùy theo từng loài mà kích thước quả và hạt đậu sẽ có hình dạng khác nhau, quả to hoặc nhỏ, hạt tròn hoặc dẹp. Một số loài trong họ đậu là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng bậc nhất đối với con người, trong khi một số loài khác giúp cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm, có tác dụng diệt trừ sâu bọ, làm cây cảnh trang trí hoặc dùng làm phân xanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung tìm hiểu về các loại đậu phổ biến được sử dụng làm thực phẩm cho con người, và lược bỏ qua những loài ít được biết đến khác.
Trong các cây họ đậu chứa những thành phần gì?
Những giá trị dinh dưỡng từ các cây họ đậu? Còn tùy thuộc vào đặc tính của từng loại đậu mà bên trong sẽ có những thành phần dinh dưỡng khác nhau, nhưng nhìn chung các cây thuộc họ đậu ăn được thường có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm:
- Cây họ đậu chứa Protein: Các cây họ đậu là nguồn thực phẩm giàu Protein, đặc biệt là Protein thực vật. Protein là một thành phần quan trọng trong cơ bắp, mô tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể.
- Cây họ đậu chứa Carbohydrate: Các cây họ đậu chứa các loại Carbohydrate bao gồm tinh bột, đường và chất xơ. Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, trong khi chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được thuận lợi, và duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa.
- Cây họ đậu chứa chất béo lành mạnh: Các cây họ đậu, như đậu nành và đậu phộng, chứa chất béo lành mạnh như acid béo không bão hòa và Omega-3. Chất béo lành mạnh có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ chức năng não bộ.
- Cây họ đậu chứa chất xơ: Các cây họ đậu cung cấp chất xơ quan trọng cho sự tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh của ruột. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và bệnh đường ruột, và duy trì cân bằng đường huyết.
- Cây họ đậu chứa Vitamin và khoáng chất: Các cây họ đậu cung cấp đa dạng các loại Vitamin và khoáng chất quan trọng như Vitamin B, Vitamin E, Vitamin K, Sắt, Canxi, Magiê, Kẽm và Kali. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh tổng hợp, chức năng miễn dịch, góp phần vào sự phát triển và duy trì sức khỏe tổng thể.
- Cây họ đậu chứa chất chống oxy hóa: Một số cây họ đậu chứa các chất chống oxy hóa như Flavonoid và Isoflavonoid. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.
Lợi ích của các cây họ đậu?
Những lợi ích của các cây họ đậu đối với sức khỏe? Các cây họ đậu có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm:
- Cung cấp nguồn Protein thực vật: Các cây họ đậu là nguồn giàu Protein thực vật, cung cấp một phần lớn Protein cần thiết cho cơ thể. Protein là thành phần cơ bản của tế bào, mô cơ, hệ miễn dịch và nhiều quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Các cây họ đậu thường chứa chất xơ, chất béo lành mạnh và các chất chống oxy hóa như Flavonoid, Isoflavonoid và acid béo Omega-3. Những thành phần này đã được liên kết với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch và hỗ trợ giảm Cholesterol trong máu.
- Hỗ trợ quản lý cân nặng: Các cây họ đậu có khả năng giữ cho cơ thể có cảm giác no lâu hơn do chứa nhiều chất xơ và Protein. Điều này có thể giúp kiểm soát cảm giác no, ổn định đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn.
- Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: Chất xơ trong các cây họ đậu giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh của ruột. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và tạo thành chất nhầy trong ruột, giúp duy trì độ ẩm và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Cung cấp Vitamin và khoáng chất: Các cây họ đậu là nguồn giàu Vitamin và khoáng chất như Vitamin B, Vitamin E, Sắt, Canxi, Magiê, Kẽm và Kali. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh tổng hợp, chức năng miễn dịch, sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể.
- Chống viêm và chống oxy hóa: Một số cây họ đậu chứa các chất chống oxy hóa như Flavonoid và Isoflavonoid, có khả năng chống viêm và chống tổn thương tế bào do gốc tự do. Các chất này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương.
Những món ăn phổ biến từ các cây họ đậu?
Làm sao để chế biến các cây họ đậu và thưởng thức dễ dàng hơn? Các loại họ đậu có thể được dùng để rang, nghiền thành bột, sử dụng để chế biến trong các món kho, xào, chiên, làm nước sốt, hay nấu món chay. Cách chế biến như thế nào còn phụ thuộc vào từng loại đậu và khẩu vị cá nhân. Tuy nhiên sau đây là một số cách sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Các món hấp, luộc: Các cây họ đậu có thể được hấp chín, luộc và có thể dùng làm món tráng miệng, món ăn vặt.
- Nấu các loại súp: Các loại đậu như đậu hũ, đậu xanh, đậu đen, đậu gà, đậu lăng có thể được sử dụng để nấu súp. Súp đậu có thể kết hợp với thịt gà, bò, hoặc rau củ khác và nêm nếm gia vị theo khẩu vị từng người.
- Trộn Salad: Các loại đậu là những nguyên liệu tuyệt vời cho các món salad. Chúng có thể được trộn với rau sống, củ quả và gia vị, như các loại nước sốt giúp tạo nên món salad bổ dưỡng và thơm ngon.
- Nấu sữa hạt: Các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu xanh là những thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích. Ngoài uống trực tiếp, các loại sữa hạt còn được sử dụng trong chế biến món ăn, sinh tố, pha với cà phê hoặc trà. Bạn có thể tham khảo đầy đủ hơn qua bài: Tổng hợp các loại sữa hạt cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày.
- Làm chả đậu: Chả đậu là món ăn truyền thống được làm từ hỗn hợp đậu và các gia vị. Chả đậu có thể được chiên hoặc hấp và thưởng thức với nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm pha.
- Làm bột, mì, bánh: Các loại đậu có thể được sử dụng làm bột, mì sợi, bánh để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hương vị.
- Các sản phẩm từ đậu nành: Đậu này có thể được sử dụng để chế biến thành đậu hũ, sữa đậu nành, tào phớ, tàu hũ ky, mì chay, nước tương, Tempeh, Miso… rất phổ biến trong ẩm thực, đặc biệt là đối với những người theo chế độ ăn chay.
Tổng hợp các cây họ đậu phổ biến nhất hiện nay.
Đậu nành (Soybean).
Đậu nành (Soybean) là gì? Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, có tên gọi trong Tiếng Anh là Soybean, và có tên khoa học là Glycine max. Đậu nành là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Canxi, Sắt, Magiê, Kali, Folate và các chất chống oxy hóa như Phytoestrogen, hay còn gọi là Isoflavone. Đậu nành được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: đậu nành rang, sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, mì, Tempeh, Miso… Đậu nành chính là một phần quan trọng của chế độ ăn chay, và các chế độ ăn hạn chế chất béo động vật. Ngoài ra, đậu nành thường được khuyến nghị sử dụng như một nguồn thực phẩm bổ sung để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đậu thận (Kidney Bean).
Đậu thận (Kidney Bean) là gì? Đậu thận hay còn gọi là còn gọi là đậu tây, yêu đậu, có tên gọi trong Tiếng Anh là Kidney Bean, và có tên khoa học là Phaseolus Vulgaris. Tên gọi “đậu thận” xuất phát từ hình dạng và kích thước giống với cơ quan thận trong cơ thể người. Đậu thận là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu thận chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ, các loại Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin K, các Vitamin nhóm B, Sắt, Magiê, Kali, và Canxi. Ngoài ra, đậu thận cũng chứa các chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đậu thận thường được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, bao gồm các món hầm, nấu súp, trộn salad, kho, xào và sử dụng chế biến món chay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong hạt đậu chứa một loại Protein độc gọi là Phytohemagglutinin, có thể gây ngộ độc và một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, để loại bỏ chất độc này, đậu thận cần được nấu chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ.
Đậu gà (Chickpea).
Đậu gà hay còn gọi là đậu Garbanzo, có tên gọi trong Tiếng Anh là Chickpea, và có tên khoa học là Cicer Arietinum. Tên gọi “đậu gà” xuất phát từ hình dạng và kích thước của hạt đậu giống với đầu gà. Đậu gà là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu gà chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất Vitamin C, Vitamin K, các Vitamin nhóm B, Sắt, Magiê, Kali, và Canxi. Đậu gà được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: salad, mì, xào, hầm, làm bánh… và đặc biệt là món hummus, một món ăn phổ biến trong ẩm thực của khu vực Trung Đông. Tóm lại, đậu gà không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quản lý cân nặng.
Đậu lăng (Lentil).
Đậu lăng (Lentil) là gì? Đậu lăng hay còn gọi là thiết đậu hay đậu Lens, có tên gọi trong Tiếng Anh là Lentil, và có tên khoa học là Lens Culinaris. Đậu lăng là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B1, Vitamin B6, Folate (Vitamin B9), Sắt, Magiê, Kali. Đậu lăng là một loại thực phẩm đa năng và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: hầm, súp, xào, salad, mì, nấu cháo hoặc làm nhân cho các món ăn như bánh mì, bánh ngọt… Đậu lăng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ quản lý cân nặng và cung cấp chất chống oxy hóa.
Đậu phộng (Peanut).
Đậu phộng (Peanut) là gì? Đậu phộng hay còn gọi là lạc theo cách gọi của Miền Bắc, có tên gọi trong Tiếng Anh là Peanut, và có tên khoa học là Arachis Hypogaea. Đậu phộng là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin E, Vitamin B, Folate, Magiê, Kali và chất chống oxy hóa. Đậu phộng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: ăn sống, rang, làm bơ đậu phộng, sữa đậu phộng, mỡ đậu phộng, nước mắm đậu phộng và được dùng trong nhiều món tráng miệng, bánh kẹo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đậu phộng có thể gây dị ứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, những người bị dị ứng đậu phộng nên tránh tiếp xúc với đậu phộng và bất kỳ sản phẩm nào được làm từ đậu phộng.
Đậu xanh (Mung Bean).
Đậu xanh (Mung Bean) là gì? Đậu xanh hay còn gọi là đậu chè, đậu tắt, lục đậu, có tên gọi trong Tiếng Anh là Mung Bean, không phải là Green Bean như mọi người thường nghĩ, Green Bean thì lại dùng để gọi đậu que hay còn gọi là đậu Cove. Đậu xanh với hình dáng hạt nhỏ, tròn có màu xanh nhạt, và có tên khoa học là Vigna Radiata. Ban đầu xuất xứ từ khu vực Đông Á, nhưng nay là một nguyên liệu phổ biến trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia. Đậu xanh là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B, Vitamin C, Sắt, Magiê, Kali và các chất chống oxy hóa. Đậu xanh được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: súp đậu xanh, chè đậu xanh, bánh đậu xanh, mứt đậu xanh, và làm gia vị, nhân trong các món tráng miệng và bánh kẹo. Đậu xanh là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Đậu đỏ (Red Bean).
Đậu đỏ (Red Bean) là gì? Đậu đỏ hay còn gọi là xích tiểu đậu, mễ xích, có tên gọi trong Tiếng Anh là Red Bean/Adzuki Bean, và có tên khoa học là Phaseolus Vulgaris. Đậu đỏ là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B, Sắt, Magiê, Kali và các chất chống oxy hóa, như Anthocyanin, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn hại do các gốc tự do. Đậu đỏ được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: kho, hầm, nấu súp, nấu cháo hoặc làm nhân cho các món tráng miệng như bánh ngọt, và “chè đậu đỏ” là một món tráng miệng phổ biến trong nhiều nền ẩm thực khác nhau. Nhìn chung, đậu đỏ hông chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như cung cấp năng lượng, cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và quản lý cân nặng.
Đậu đen (Black Bean).
Đậu đen (Black Bean) là gì? Đậu đen hay còn gọi là hương xị, ô đậu hoặc hắc đại đậu, có tên gọi trong Tiếng Anh là Black Bean, và có tên khoa học là Vigna Unguiculata Subsp. Cylindrica. Đậu đen là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Sắt, Magiê, Kali, Mangan và Folate. Đậu đen được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: súp, nấu cháo, hầm, nấu mì, salad, mì xào, hoặc chế biến các món chay… Đậu đen là nguyên liệu hữu ích và được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực thế giới, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp Sắt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quản lý cân nặng.
Đậu que (Green Bean).
Đậu que (Green Bean) là gì? Đậu Cove hay đậu ve, đậu que, đậu cô ve, đậu tây, có tên tiếng Anh là Green Bean, String Bean, Runner Bean, và có tên khoa học là Phaseolus Vulgaris. Đậu que là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu que chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin K, Mangan, Kali và chất chống oxy hóa. Đậu que có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, hầm, nấu súp, nướng, xào hoặc sử dụng trong các món trộn salad. Đậu que có hương vị ngọt và giòn, và thường được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn trên khắp thế giới.
Đậu Hà Lan (Pea).
Đậu Hà Lan (Pea) là gì? Đậu Hà Lan hay còn gọi là đậu hòa lan, đậu pơ ti poa, có tên gọi trong Tiếng Anh là Pea, và có tên khoa học là Pisum Sativum. Đậu Hà Lan là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu Hà Lan chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin B, Kali, Magiê. Đậu Hà Lan có vị ngọt và giòn, là một nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm: hấp, luộc, xào, nấu súp, hoặc sử dụng trong các món salad. Đậu Hà Lan không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, và giúp quản lý cân nặng.
Đậu Pinto (Pinto Bean).
Đậu Pinto (Pinto Bean) là gì? Đậu Pinto hay còn gọi là đậu cúc, có tên gọi trong Tiếng Anh là Pinto bean, và có tên khoa học là Phaseolus Vulgaris Pinto Group. Tên gọi “Pinto” dựa trên hình dạng và màu sắc đặc trưng của loại đậu này, với những vệt màu nâu đỏ trên nền màu kem hoặc nâu nhạt, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “sơn” hoặc “màu sắc”. Đậu Pinto là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu Pinto chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B1, Vitamin B6, Folate, Sắt, Magiê, Kali. Đậu Pinto có vị hơi ngọt và mềm, và thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, hầm, nấu súp, cháo, trộn, salad, hấp, xào… Đậu Pinto không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giàu chất xơ và có thể giúp duy trì sự bình ổn của đường huyết, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
Đậu ngự (Lima Bean).
Đậu ngự (Lima Bean) là gì? Đậu ngự hay còn gọi là đậu bơ hay đậu quyên, có tên gọi trong Tiếng Anh là Lima Bean, và có tên khoa học là Phaseolus Lunatus. Đậu ngự là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu ngự chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B1, Vitamin B6, Folate, Kali, Magiê, Sắt, Phosphor. Đậu ngự có vị ngọt và hơi đậm đà, thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, rang, hầm, nấu súp, nấu cháo, trộn salad… Đậu ngự giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp chất xơ và có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, đậu ngự có chứa một chất độc gọi là Linamarin, có thể biến thành Cyanide trong cơ thể khi tiếp xúc với Enzyme Beta-Glucosidase. Để loại bỏ chất độc này, đậu ngự cần được nấu chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ.
Đậu hải quân (Navy Bean).
Đậu hải quân (Navy Bean) là gì? Đậu hải quân hay còn gọi là đậu Haricot, có tên gọi trong Tiếng Anh là Navy Bean, và có tên khoa học là Phaseolus Vulgaris. Tên gọi “Navy Bean” được xuất phát từ việc chúng được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi kể từ thế kỷ 19. Đậu hải quân có hình dáng nhỏ, tròn, màu trắng, vỏ mềm và mỏng, là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày. Bên trong đậu hải quân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin B, Sắt, Magiê và Kali. Đậu hải quân được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, hầm, nấu súp, nấu cháo, nấu mì, salad và sử dụng trong các món tráng miệng như bánh ngọt, pudding.
Đậu tằm (Broad Bean).
Đậu tằm (Broad Bean) là gì? Đậu tằm hay còn gọi là đậu răng ngựa, đậu faba, đậu fava, tàu kê, có tên gọi trong Tiếng Anh là Broad Bean, và có tên khoa học là Vicia Faba. Đậu tằm là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, vốn đã được trồng và sử dụng làm thực phẩm từ hàng ngàn năm trước. Đậu tằm có hình dạng lớn, bầu dục và có vỏ cứng màu xanh đen hoặc nâu, bên trong đậu tằm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin K, Vitamin C, Folate, Sắt, Magiê, Kali. Đậu tằm được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, nấu súp, nấu cháo, xào, trộn salad, nhồi đậu hũ, làm bánh… Đậu tằm còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cân bằng đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đậu tằm có thể gây dị ứng đối với một số người, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng đậu.
Đậu đũa (Yardlong Bean).
Đậu đũa (Yardlong Bean) là gì? Đậu đũa hay còn gọi là đậu dải áo, có tên gọi trong Tiếng Anh là Yardlong Bean, và có tên khoa học là Vigna unguiculata ssp. Sesquipedalis. Đúng như tên gọi, đậu đũa có dạng dài và thon, thường có chiều dài từ 30 – 45 cm, nếu để phát triển tự nhiên có thể lên đến gần 1 mét. Quả đậu có màu xanh đậm hoặc tím, được trồng và sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Đậu đũa là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu đũa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin A, Kali, Canxi và Sắt. Đậu đũa có vị ngọt nhẹ và giòn, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: xào, nấu súp, nấu canh, nướng, hoặc trộn salad. Đậu đũa được biết đến là một nguồn cung cấp chất xơ tốt, giúp hỗ trợ tiêu hóa, duy trì sức khỏe ruột, và có thể giúp kiểm soát mức đường trong máu. Ngoài ra, đậu đũa cũng chứa các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Đậu ván (Hyacinth Bean).
Đậu ván (Hyacinth Bean) là gì? Đậu ván có hai màu là đậu ván trắng và đậu màu tím, đậu ván trắng còn gọi là bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, có tên gọi trong Tiếng Anh là Hyacinth Bean, và có tên khoa học là Lablab Purpureus. Đậu ván là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, bên trong đậu ván chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin A, Vitamin K, Vitamin nhóm B, Kali, Magiê, Canxi, Sắt và Kẽm. Đậu ván được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: xào, hầm, nấu canh, nấu chè, làm bánh. Ngoài ra, đậu ván không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà cây đậu ván còn được trồng để trang trí, vì dây đậu có khả năng bò lan rộng trên giàn và khi ra hoa khá đẹp. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng hạt đậu ván có chứa một số chất độc nhẹ, cần đảm bảo chế biến thích hợp trước khi sử dụng.
Đậu bắp (Okra).
Đậu bắp (Okra) là gì? Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, có tên gọi trong Tiếng Anh là Okra, và có tên khoa học là Abelmoschus Esculentus. Đậu bắp có hình dạng dài, hình trụ, có vết nhám nhẹ và màu xanh đậm hoặc đỏ tùy thuộc vào giống cây. Bên trong quả là các hạt nhỏ và nhớt tự nhiên, có thể làm cho nhiều người không thích cảm giác này. Tuy nhiên đậu bắp là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, với nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, Protein, chất béo, chất xơ và Vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin K, Folate, Kali, Magiê. Đậu bắp có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: luộc, hấp, nấu canh, xào hoặc chế biến thành món chiên, sốt hay nước chấm. Đậu bắp cũng có khả năng giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp chất chống vi khuẩn và chống viêm, và có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đậu sắn (Jicama).
Đậu sắn (Jicama) là gì? Đậu sắn hay còn gọi là củ đậu, củ sắn, sắn nước, có tên gọi trong Tiếng Anh là Jicama, và có tên khoa học là Pachyrhizus Erosus. Đậu sắn là một loại cây thân thảo thuộc họ đậu Fabaceae, tuy nhiên, đậu sắn thực chất là một loại củ, với vỏ ngoài màu nâu sẫm và thân cây dạng leo, bên trong có màu trắng hoặc trắng kem, với vị ngọt và giòn. Đậu sắn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: Carbohydrate, chất xơ, Vitamin C, Kali và một số khoáng chất khác. Đậu sắn là một trong các loài cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm: ăn sống, trộn salad, xào, hấp, chiên, làm gia vị chấm hoặc làm nguyên liệu cho các món tráng miệng. Tóm lại, đậu sắn có thể tạo ra một các món ăn ngon và bổ dưỡng với hàm lượng calo thấp và không chứa Cholesterol.
PlansbyAnh hy vọng qua bài tổng hợp các cây họ đậu cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày, ở trên, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp, cân bằng hàm lượng chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những mang đến cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ giảm cân và đẩy lùi nhiều căn bệnh lối sống nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý một phương pháp giảm cân khoa học thường tập trung vào việc giảm mỡ chứ không phải là số cân nặng, vui lòng tham khảo thêm bài sau: Các Nguyên Tắc Giảm Mỡ Hiệu Quả & Khoa Học.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- Tổng hợp các loại ngũ cốc cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp các loại quả hạch cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp các loại trái cây ít đường cực tốt cho sức khỏe
- Tìm hiểu Vitamin B1 là gì và vai trò của Vitamin B1 đối với sức khỏe?
- Tổng hợp các loại trái cây cực tốt cho sức khỏe nên bổ sung hàng ngày
- Tổng hợp những chế độ ăn kiêng phổ biến nhất hiện nay