Với mong muốn giảm cân nhanh, những người ở trong tình trạng thừa cân, béo bụng đã chọn cách nhịn ăn, nhịn uống để giảm cân. Có người thì bỏ bữa sáng hoặc chỉ ăn một bữa trong ngày, người hoàn toàn không ăn gì mà chỉ uống loại nước nào đó trong nhiều ngày liền, thế nhưng phần lớn kết quả không được như mong đợi mà còn khiến cho sức khỏe của bản thân gặp nguy hại. Cùng PlansbyAnh tìm hiểu vì sao nhịn ăn để giảm cân thường không hiệu quả qua bài viết sau đây.
Tại sao người ta lại chọn cách nhịn ăn để giảm cân?
Lý do khiến phương pháp nhịn ăn để giảm cân được ưa chuộng? Dựa trên lý thuyết một khi năng lượng thu nạp (Calories in) lớn hơn năng lượng tiêu hao (Calories out) thì sẽ dư thừa năng lượng và được tích lũy dưới dạng mỡ để dự trữ. Do đó những người gặp phải tình trạng thừa cân, béo bụng tin rằng phương pháp nhịn ăn tức giảm lượng Calories in là cách giảm cân hiệu quả. Thậm chí họ còn tin rằng nếu bản thân có khả năng nhịn ăn càng lâu việc giảm cân sẽ càng nhanh, tuy nhiên phương pháp nhịn ăn để giảm cân lợi ích không bao nhiêu mà nguy hại thì nhiều.
Thừa cân béo phì là bệnh lý nguy hiểm của thế kỷ 21, tỷ lệ mắc bệnh cao, phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Các phương pháp nhịn ăn để giảm cân là gì?
Mặc dù có nhiều phương pháp giảm cân khoa học nhưng không ít người lại chọn cách nhịn ăn vì tin rằng đây là biện pháp nhanh nhất. Sau đây là các phương pháp nhịn ăn để giảm cân phổ biến hay còn được biết đến với thuật ngữ “nhịn ăn gián đoạn” (Intermittent Fasting – IF):
- Bỏ ăn sáng, hoặc bỏ một bữa ăn trong ngày.
- IF 24 Hours Fasting: Mỗi ngày chỉ ăn 01 bữa.
- IF The Warrior: Mỗi ngày chỉ ăn 01 bữa vào buổi tối, ăn thật nhiều.
- IF Eat – Stop – Eat: Nhịn ăn từ tối hôm trước đến tối hôm sau, mỗi tuần thực hiện 1 – 2 lần.
- IF Alternate Day Fasting: Cứ 02 ngày ăn bình thường sẽ nhịn 01 ngày, thực hiện liên tục.
- IF 16/8: Mỗi ngày có 16 giờ hoàn toàn không ăn gì, và ăn bình thường trong 08 giờ còn lại.
- IF 5/2: Mỗi tuần có 05 ngày ăn bình thường, 02 ngày còn lại ít hơn bình thường.
- Nhịn ăn cách ngày, cứ 01 ngày ăn thì ngày hôm sau nhịn ăn.
- Nhịn ăn luân phiên, cứ 01 ngày ăn nhiều thì ngày hôm sau sẽ ăn ít lại.
Nhìn chung tất cả các phương pháp nhịn ăn ở trên, và cả những phương pháp nhịn ăn khác đều có thể làm giảm trọng lượng cơ thể trong một giới hạn nào đó. Tuy nhiên cần hiểu rằng cân nặng của một người luôn bao gồm: nước, cơ bắp, xương, mỡ, da và nội tạng… Khi chọn cách nhịn ăn thì bạn có kiểm soát được là giảm thành phần nào trong cơ thể không, việc nhịn ăn có trở thành thói quen, lối sống của bạn được không. Rõ ràng là chúng ta không thể nhịn ăn thường xuyên mà vẫn giữ cho cơ thể vẫn khỏe mạnh được, cho nên tất cả các hình thức nhịn ăn đều không phải là phương pháp giảm cân khoa học, nếu muốn giảm cân đúng là phải giảm tỉ lệ mỡ cơ thể.
Do mặc cảm tự ti với thân hình thừa cân, quá khổ nên nhiều người đã tìm đến những biện pháp giảm cân tiêu cực, hiệu quả thì ít nhưng nguy hại thì nhiều.
Vì sao nhịn ăn để giảm cân thường không hiệu quả?
Quá tập trung vào cân nặng.
Nhịn ăn để giảm cân là một biện pháp giảm cân tiêu cực, nguyên nhân là do chúng ta quá tập trung vào cân nặng. Trong khi cân nặng của một người bao gồm nhiều yếu tố: da, cơ, xương, mỡ, nước, nội tạng… cho nên làm sao để giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể mới là đúng đắn nhất. Bạn cần biết nước chiếm đến 70-80% trọng lượng cơ thể, nếu mất nước bạn sẽ gặp tình trạng chóng mặt, hoa mắt, khô miệng, da khô, tim đập mạnh… còn nếu mất cơ bắp sẽ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, người yếu, không đủ sức nâng vật nặng, không thể hoạt động nhiều, thiếu sự năng nổ.
Phần lớn người thừa mỡ đều có liên quan đến bệnh béo phì – vốn được xem là “đại dịch” của thế kỷ 21, do đó giảm tỉ lệ mỡ cơ thể là yếu tố quan trọng giúp điều trị tích cực căn bệnh béo phì.
Tăng cân lại nhanh chóng.
Việc nhịn ăn không thể duy trì lâu dài nên không gọi là phong cách sống, trong khi thói quen ăn uống mới là yếu tố gây ra tình trạng thừa cân, béo bụng. Dù bạn có giảm được 2 – 3 ký chỉ sau 1 – 2 tuần nhịn ăn, nhưng bạn cũng sẽ tăng cân lại nhanh chóng sau khi kết thúc đợt nhịn ăn, do đó việc giảm cân sẽ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác cho đến khi bạn có chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.
Thèm ăn, ăn thiếu kiểm soát.
Đang ăn uống theo nhịp sinh hoạt bình thường thì đột nhiên bạn nhịn ăn khiến cho cơ thể không kịp thích ứng với việc mất đi nguồn năng lượng định kỳ. Cảm giác đói khiến bạn nôn nao, cồn cào và khó tập trung khi làm việc. Thời gian nhịn ăn càng lâu, não của bạn phát ra tín hiệu cần phải nhanh chóng nạp năng lượng, làm cho bạn muốn ăn, thèm ăn, ăn thiếu kiểm soát. Bạn ăn với tâm lý dự phòng “từ giờ đến mai sẽ không được ăn” nên ăn nhiều hơn mức bình thường, cứ như vậy làm cho cân nặng lên tăng nhanh chóng. Có thể nói, cảm giác thèm ăn là một rào cản cực lớn đối với những người chọn giảm cân theo biện pháp nhịn ăn, và những bữa ăn lúc đói thường là ăn đại nên kém chất lượng, không tốt cho sức khỏe về lâu về dài.
Dù ăn uống đúng bữa nhưng luôn cảm thấy thèm ăn các loại đồ ăn vặt, có đường, béo hoặc mặn thì đó là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn.
Luôn khó chịu và cáu gắt.
Bình thường chỉ cần quá giờ ăn 1 – 2 tiếng là tâm trạng của chúng ta đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực rồi, huống chi là nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài, lúc đói thì dễ nổi nóng, luôn khó chịu và cáu gắt với mọi người xung quanh. Nguyên nhân là não cần Glucose để tạo ra năng lượng và kiểm soát tâm trạng, nếu không đủ Glucose thì không đủ năng lượng cho não hoạt động và sinh ra khó chịu, dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc, đồng thời còn gây suy giảm trí nhớ, hay quên.
Hạ đường huyết, gây rối loạn.
Hiện tượng thiếu hụt Glucose trong máu còn gọi là hạ đường huyết, khi việc nhịn ăn trở thành thói quen sẽ khiến cho cơ thể gặp rối loạn. Cụ thể là rối loạn thần kinh thực vật gây cảm giác đói, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, run tay chân, hồi hộp, tim đập nhanh, buồn nôn,… Còn rối loạn thần kinh trung ương là nguyên nhân gây đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi, lú lẫn, hành vi bất thường, giảm trí nhớ, co giật, hôn mê… để lại hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong.
Suy giảm quá trình trao đổi chất.
Theo công bố của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Society for Nutrition – ASN), khi không nạp đủ calo trong 12 tuần có thể khiến quá trình trao đổi chất chậm lại tới 24%. Việc suy giảm quá trình trao đổi chất sẽ dẫn tới các tác hại như: Suy giảm hormone tuyến giáp gây đau đầu, khó giảm cân, các tế bào không được cung cấp máu đầy đủ, cơ thể đổ ít mồ hôi hơn khiến da khô, nứt nẻ và mất đi độ sáng bóng tự nhiên, móng tay giòn và dễ gãy…
Kích hoạt chế độ tích trữ năng lượng.
Khi bạn nhịn ăn để giảm cân, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra một cách chậm chạp, lúc này cơ thể sẽ cảm nhận được nguy hiểm và phản ứng bằng cách kích hoạt chế độ tích trữ năng lượng, kiểu như “nạn đói sắp đến rồi phải dự trữ thôi”. Do đó các cơ quan như tim, phổi, gan, thận… sẽ hoạt động ở mức tối thiểu nên bạn chỉ cần nạp một lượng nhỏ thức ăn thì cân nặng vẫn tăng, và năng lượng được tích trữ dưới dạng mỡ.
Mất ngủ và suy nhược cơ thể.
Chúng ta thường bị mất ngủ, khó ngủ (giấc ngủ không sâu) nếu như đi ngủ với cái bụng đói cồn cào. Ngoài ra, bụng quá đói còn gây hiện tượng đầy hơi, khó chịu, lâu ngày cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, rối loạn tâm lý, làm việc khó tập trung, giảm hiệu suất công việc, gây tăng huyết áp, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, các cơ quan hoạt động bất thường, khó tiêu hao calo, tăng lượng mỡ tích tụ và vì vậy sẽ gây tăng cân.
Muốn giảm cân hiệu quả nên làm gì?
Nhịn ăn có thực sự giúp giảm cân không? Nhịn ăn trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp bạn giảm cân, tuy nhiên cân nặng mất đi là do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, mất nước, mất cơ và mất mỡ… Mặc dù tất cả những điều này khiến cho cơ thể của bạn nhìn bề ngoài thì có vẻ gọn gàng nhưng thể lực và sức đề kháng lại kém dần đi. Do đó phương pháp giảm cân bằng cách nhịn ăn không thể duy trì lâu dài, bởi vì sau khi kết thúc đợt nhịn ăn mà bạn không thay đổi lối sống thì cân nặng sẽ tăng trở lại. Nếu cơ thể đã gặp rối loạn hãy chú trọng và tìm cách để cân bằng chuyển hóa.
Muốn giảm cân hiệu quả, an toàn bạn cần giảm tỉ lệ mỡ thừa trong cơ thể, đồng thời duy trì lượng cơ bắp càng nhiều càng tốt, bởi vì cơ bắp sẽ giúp cơ thể trở nên săn chắc, khỏe mạnh. Sau đây là một vài gợi ý về phương pháp giảm cân hiệu quả và khoa học:
- Không được nhịn ăn, bỏ đói cơ thể.
- Thải độc cơ thể định kỳ, phát triển hệ vi sinh đường ruột.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Có phải bạn đang loay hoay với tình trạng thừa cân, béo bụng nhưng chưa tìm ra giải pháp nào thật sự hiệu quả. Tham khảo bài viết này nhé!
Qua bài viết “Vì sao nhịn ăn để giảm cân thường không hiệu quả?”, PlansbyAnh hy vọng bạn có sự nhìn nhận đúng đắn về phương pháp này trong trường hợp muốn giảm cân. Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp giảm cân an toàn và khoa học.
Bạn đang xem trên Website của PlansbyAnh. Nội dung bài viết này là tài liệu dùng để tham khảo, bạn hãy nghiên cứu thêm từ nhiều nguồn khác nhau. PlansbyAnh xin trân trọng cảm ơn!
Bài Viết Liên Quan:
- PlansbyAnh: Các nguyên tắc giảm mỡ hiệu quả & khoa học
- HLV dinh dưỡng là ai? HLV dinh dưỡng có vai trò gì?
- Thừa cân béo phì là gì? Nguyên nhân và hệ lụy của thừa cân béo phì?
- Phương pháp Cân Bằng Chuyển Hóa là gì, có an toàn không?
- Tại sao luôn cảm thấy thèm đồ ăn vặt dù không đói?
- Cân Bằng Chuyển Hóa là gì? Vì sao cần phải cân bằng chuyển hóa?